. Những người bán rượu Bàu Đá - Quy Nhơn Bình Đinh
Quãng đâu đó năm 1999, 2000, thời chưa nhiều thông tin, phương tiện đi lại cho mọi nhà như giờ, thời Quy Nhơn chưa mấy nơi bán rượu Bàu Đá xịn, chúng tôi thường uống rượu một đại lý ở thị trấn Bình Định. Cái độc đáo của đại lý này ở chỗ, rượu được chứa trong ba chum sành to, âm dưới nền, quanh lèn trấu. Rượu từ lò chuyển về ‘‘nuôi’’ vào khach san o tai quy nhon chum sành, cách nhiệt thế, chẳng mấy chốc sẽ thuần và ngon lên hẳn. Tôi có mấy người bạn nhà báo, quý nhau nên hễ có dịp đi xuống huyện, thể nào cũng ghé đại lý này lấy rượu về ‘‘gửi’’ lại nhà tôi. Những người bạn thích không gian vườn cây thoáng đãng và chắc thích gu rượu chủ nhân nên thời ấy, phần bầu bạn góp, phần tôi tự vận động, năm nào bà xã tôi cũng bán nhôm nhựa cả bao can nhựa các cỡ, vì để chật nhà.
Bao giờ cũng vậy, khách tới, vợ chồng người chủ đại lý này cũng hỏi mua loại nào, và mở nắp múc mời từng chum. Hương rượu cùng sự đon đả mời chào của chủ rất ấn tượng. Một lần bạn mang về can rượu được chủ khoe là ‘‘mẻ lúa Thu’’ ngon lắm. Thử, thấy đúng là tận ngon. Hôm sau tôi chạy xe hai chục cây số lên mua thêm can nữa để dành, phần mê rượu phần ưa chủ. Lúa vụ Thu, chắc can dự vào chất lượng rượu, nhưng cái cách người chủ gặp khách quen hãnh diện khoe rượu ngon không đơn giản là chuyện buôn bán. Nó có chất nghệ sĩ.
Giờ rượu làng nghề đã có mặt ở Quy Nhơn, đỡ công đi xa. Chúng tôi quen lấy rượu từ chỗ chị Bảy Hồng, 40- Chu Văn An. Chị dân làng nghề, nấu rượu mấy chục năm. Nhưng cái chính là chất lượng rượu chị bán, và cái cách bán rượu của chị. Chị lấy nguồn từ một số lò ở làng nghề, ví dụ lò ông Lâm Xuân Mười, lò cô Năm Phượng…, nhưng tiêu chuẩn phải là ngon, là thiệt. Mấy kiểu rượu đã qua ‘‘xử lý’’, hoặc chất lượng không bảo đảm vì thời tiết, chị kiên quyết không chịu, lỡ đem tới cũng phải mang đi chứ chị không bán cho khách. Mỗi lần tới mua, thấy chị phấn chấn ra mặt là biết mẻ này ngon. Gặp mẻ vừa, chị nói trước như một lời xin lỗi. Chị quá rành các thứ men viên, men nước, cách tăng hương thơm từ lá dứa, cách tạo vị ngót từ đường hóa học…, nên rượu từ nguồn chị bán không thể là các xảo thuật. Hạnh phúc, tự hào trong từng chai rượu ngon cho khách, bán rượu như chị thật ít giống người kinh doanh thông thường, mà đầy chất nghệ sĩ. Đó là niềm vui của người làm ra, cung cấp thức uống có men siêu hạng cho bàn dân thiên hạ.
Quãng đâu đó năm 1999, 2000, thời chưa nhiều thông tin, phương tiện đi lại cho mọi nhà như giờ, thời Quy Nhơn chưa mấy nơi bán rượu Bàu Đá xịn, chúng tôi thường uống rượu một đại lý ở thị trấn Bình Định. Cái độc đáo của đại lý này ở chỗ, rượu được chứa trong ba chum sành to, âm dưới nền, quanh lèn trấu. Rượu từ lò chuyển về ‘‘nuôi’’ vào khach san o tai quy nhon chum sành, cách nhiệt thế, chẳng mấy chốc sẽ thuần và ngon lên hẳn. Tôi có mấy người bạn nhà báo, quý nhau nên hễ có dịp đi xuống huyện, thể nào cũng ghé đại lý này lấy rượu về ‘‘gửi’’ lại nhà tôi. Những người bạn thích không gian vườn cây thoáng đãng và chắc thích gu rượu chủ nhân nên thời ấy, phần bầu bạn góp, phần tôi tự vận động, năm nào bà xã tôi cũng bán nhôm nhựa cả bao can nhựa các cỡ, vì để chật nhà.
Bao giờ cũng vậy, khách tới, vợ chồng người chủ đại lý này cũng hỏi mua loại nào, và mở nắp múc mời từng chum. Hương rượu cùng sự đon đả mời chào của chủ rất ấn tượng. Một lần bạn mang về can rượu được chủ khoe là ‘‘mẻ lúa Thu’’ ngon lắm. Thử, thấy đúng là tận ngon. Hôm sau tôi chạy xe hai chục cây số lên mua thêm can nữa để dành, phần mê rượu phần ưa chủ. Lúa vụ Thu, chắc can dự vào chất lượng rượu, nhưng cái cách người chủ gặp khách quen hãnh diện khoe rượu ngon không đơn giản là chuyện buôn bán. Nó có chất nghệ sĩ.
Giờ rượu làng nghề đã có mặt ở Quy Nhơn, đỡ công đi xa. Chúng tôi quen lấy rượu từ chỗ chị Bảy Hồng, 40- Chu Văn An. Chị dân làng nghề, nấu rượu mấy chục năm. Nhưng cái chính là chất lượng rượu chị bán, và cái cách bán rượu của chị. Chị lấy nguồn từ một số lò ở làng nghề, ví dụ lò ông Lâm Xuân Mười, lò cô Năm Phượng…, nhưng tiêu chuẩn phải là ngon, là thiệt. Mấy kiểu rượu đã qua ‘‘xử lý’’, hoặc chất lượng không bảo đảm vì thời tiết, chị kiên quyết không chịu, lỡ đem tới cũng phải mang đi chứ chị không bán cho khách. Mỗi lần tới mua, thấy chị phấn chấn ra mặt là biết mẻ này ngon. Gặp mẻ vừa, chị nói trước như một lời xin lỗi. Chị quá rành các thứ men viên, men nước, cách tăng hương thơm từ lá dứa, cách tạo vị ngót từ đường hóa học…, nên rượu từ nguồn chị bán không thể là các xảo thuật. Hạnh phúc, tự hào trong từng chai rượu ngon cho khách, bán rượu như chị thật ít giống người kinh doanh thông thường, mà đầy chất nghệ sĩ. Đó là niềm vui của người làm ra, cung cấp thức uống có men siêu hạng cho bàn dân thiên hạ.