Tiết kiệm cùng Tikop với lãi suất 6%/năm

Thuốc giảm béo tác động lên cơ thể như thế nào?

ngominhhahn

Junior Member
Những người thừa cân thường muốn gầy đi nhanh chóng và bằng cách nào đỡ tốn công nhất, đặc biệt là sử dụng một loại thuốc giảm béo nào đó. Thực ra, loại thuốc này chỉ được dùng cho những người quá béo và có rất nhiều tác dụng phụ.


Theo bác sĩ Madelyn Fernstrom, Giám đốc Bệnh viện Thực hành kiểm soát thể trọng Đại học Pittsburgh (Mỹ), béo phì là một căn bệnh kinh niên và có các mức độ trầm trọng khác nhau, được đo bằng chỉ số khối cơ thể (BMI). Thuốc giảm béo nhật được chỉ định cho những người có chỉ số BMI từ 30 trở lên; hoặc có mức BMI từ 27 trở lên đi kèm với một căn bệnh thường gắn liền với béo phì (như đái tháo đường hay cao huyết áp).
best_slim_usa_2012.jpg
Hai loại thuốc phổ biến nhất hiện nay ở Mỹ là Meridia và Xertical. Bác sĩ Fernstrom cho rằng, cả hai đều có thể hỗ trợ rất tốt cho tiến trình giảm cân, song không thể xem là một biện pháp thần kỳ để điều trị triệt để béo phì.


Meridia


Meridia không phải là một loại thuốc giảm cân nhật triệt tiêu cảm giác thèm ăn nhưng nó cũng ảnh hưởng đến các trung khu điều khiển khả năng thèm ăn trong não. Thuốc tác động lên não theo cách của nhiều thuốc chống trầm cảm. Meridia tạo cho chúng ta cảm giác kiềm chế được bản năng thèm ăn của mình; là loại thuốc lý tưởng cho những người lúc nào cũng cảm thấy đói và chỉ nghĩ đến việc ăn uống.


Tác dụng phụ thường gặp của Meridia gồm khô miệng, táo bón, mất ngủ và nhức đầu. Một số người khi dùng thuốc có biểu hiện tăng huyết áp đáng lo ngại, cần được bác sĩ theo dõi đều đặn trong những tháng đầu.


Theo giáo sư David Allison thuộc Đại học bang Alabama, loại thuốc này có chống chỉ định tuyệt đối với: người bị cao huyết áp không ổn định hay kém ổn định, trẻ em dưới 16 tuổi; bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc đau nửa đầu, phụ nữ mang thai (vì thuốc có khả năng gây dị tật cho bào thai).


Xenical


Xenical đã được đưa vào thị trường Việt Nam vào tháng 4/2003. Nó có tác dụng ngăn cản sự hấp thu của 1/3 trọng lượng chất béo ăn vào. Phần dầu mỡ không được hấp thu sẽ bị tống xuất theo phân ra ngoài. Đó cũng là nguyên nhân chính gây ra các tác dụng phụ cho người dùng thuốc như đi tiêu ra “phân mỡ”, đầy hơi, hay đi trung tiện, mót đi cầu. Theo bác sĩ Fernstrom, những tác dụng phụ này sẽ giảm dần theo thời gian, nhưng cũng có thể trở nên tệ hơn nếu người uống thuốc “quên đi” và ăn quá nhiều dầu mỡ!


Trong một công trình nghiên cứu, các bệnh nhân béo phì vừa uống Xenical vừa theo một chế độ ăn giảm năng lượng đã giảm được 6 kg trong 1 năm; trong khi với những người ăn kiêng mà không dùng thuốc chỉ giảm 2,6 kg trong cùng thời gian.


Do 1/3 lượng chất béo ăn vào không được cơ thể hấp thu nên Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ khuyến cáo những người dùng thuốc Xenical cần uống mỗi ngày một liều thuốc bổ chứa các sinh tố tan trong chất béo như vitamin A, D, E và K, beta carotene. Những người hay bị rối loạn tiêu hóa (như hội chứng đại tràng dễ kích thích, kém hấp thu không nên dùng Xenical.


Ngoài 2 dược phẩm, người Mỹ còn sử dụng các thuốc bổ sung tiết thực để chữa béo. Các sản phẩm phổ biến là Dexatrim, Metabolife và Stacker 2. Đa số các thuốc này kích thích hệ thần kinh trung ương, khiến người ăn mất đi cảm giác thèm ăn. Chúng thường chứa à ephedrine, còn gọi là ephedra và ma hoàng, có khả năng gây nhiều tác dụng phụ, thậm chí gây tử vong vì dùng quá liều. Tác dụng phụ nguy hiểm nhất của ephedrine là tác động đến nhịp tim và mức huyết áp.


Hiện nay, việc mua bán và phân phối các thuốc thuộc loại bổ sung tiết thực ở Mỹ không hề được luật lệ nào quy định. Vì vậy, Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ không có thẩm quyền cấm các loại thuốc này nếu không hội đủ bằng chứng cụ thể rằng các vụ tai biến là do chất ephedrine gây ra.


Phenyl PropanolAmine (PPA) - một thành phần có tác dụng chữa ngạt mũi trong thuốc cảm - cũng được dùng trong nhiều loại thuốc giảm béo. Vào cuối năm 2000, Mỹ đã khuyến cáo mọi người tránh dùng tất cả các dược phẩm chứa PPA vì chúng có thể gây đột quỵ xuất huyết, đặc biệt là ở phụ nữ trẻ. Những người có nhiều yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu, có dùng thuốc làm lỏng máu (blood-thinning medicines)... càng nên tránh.


Các thuốc giảm béo thường hấp dẫn người muốn giảm cân một cách nhanh chóng. Nhưng các chuyên gia về lĩnh vực này đều nhất trí khuyên họ đừng nên nôn nóng và “trông chờ phép lạ”, vì tất cả các thuốc giảm béo chỉ có hiệu quả một cách tương đối. Trong các công trình nghiên cứu đạt kết quả tốt nhất, hiệu quả đáp ứng điển hình với thuốc là giúp bệnh nhân giảm được 10% số cân nặng của mình kể từ lúc bắt đầu dùng thuốc. Tuy nhiên, kết quả này không được lâu bền, vì khi ngưng thuốc thì cân nặng sẽ tăng trở lại.


Thuốc giảm mập chỉ có hiệu quả tốt khi những người thừa cân có thiện chí thay đổi nếp sống của mình theo hướng lành mạnh hóa, như tăng hoạt động thể lực, giảm năng lượng và chất béo trong bữa ăn hằng ngày, tránh những thói quen có hại cho sức khỏe như hút thuốc, uống rượu...
 
Top