Tiết kiệm cùng Tikop với lãi suất 6%/năm

Tìm hiểu bệnh trào ngược dạ dày - thực quản

Trào ngược dạ dày - thực quản (TNDD-TQ) là bệnh khá phổ biến chiếm 30% dân số ở các nước phương Tây. Nhưng ở Việt Nam, bệnh này mới chỉ được lưu ý một vài năm gần đây. Lý do là vì các triệu chứng và biểu hiện bệnh dễ bị nhầm lẫn sang các bệnh khác như: viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm thanh quản, viêm mũi xoang…
Hiện tượng acid trào ngược
1. Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (GERD - Gastroesophageal Reflux Disease) là gì?

Trào ngược dạ dày - thực quản, còn gọi là viêm thực quản trào ngược, là hiện tượng các chất dịch trong dạ dày như HCl, pepsin, dịch mật... trào ngược từng lúc hay thường xuyên lên thực quản. Các chất dịch này kích thích niêm mạc thực quản, gây ra các triệu chứng và biến chứng của bệnh. 2. Nguyên nhân của bệnh trào ngược dạ dày - thực quản:

Nguyên nhân là do sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ thực quản. Yếu tố bảo vệ thực quản gồm: - Cơ thắt thực quản dưới (có vai trò đóng mở tâm vị). Ở một số bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân nhi có tình trạng trào ngược do cơ thắt thực quản dưới bẩm sinh bị yếu. - Chất nhầy trên niêm mạc thực quản (bảo vệ niêm mạc không bị trợt, loét khi bị dịch vị tấn công). Yếu tố tấn công gồm: - Sự bài tiết quá mức HCl và các enzym tiêu hóa khác. - Sự trì trệ trong quá trình làm rỗng dạ dày (thức ăn ứ lại lâu trong dạ dày). Hai yếu tố tấn công này làm tăng áp lực lên cơ thắt thực quản dưới, khiến cơ này đóng mở không hợp lý. Các yếu tố này đều xuất phát từ thói quen sinh hoạt và làm việc không hợp lý lâu ngày của người bệnh. Ở người khỏe mạnh, cơ thắt thực quản dưới chỉ giãn cho thức ăn đi vào dạ dày khi có phản xạ nuốt và giãn nhất thời (thoáng qua) trung bình 3-4 lần/giờ. Còn ở bệnh nhân trào ngược, tần số của sự giãn nhất thời cơ vòng thực quản dưới lên đến trên 8 lần/giờ.
3 nguyên nhân chủ yếu gây bệnh
Tìm hiểu kĩ hơn về ►►Các nguyên nhân trào ngược dạ dày◄◄​
3. Triệu chứng trào ngược dạ dày - thực quản

3.1. Ợ hơi - Ợ hơi: Hơi được sinh ra trong quá trình chuyển hóa thức ăn. Bình thường hơi sẽ được tống ra ngoài theo đường hậu môn. Tuy nhiên khi cơ thắt thực quản dưới bị rối loạn chức năng co giãn, cụ thể là cơ thắt thực quản dưới bị giãn ra, hơi sẽ thoát ra ngoài qua đường miệng. Đó là triệu chứng ợ hơi. 3.2. Ợ nóng, ợ chua - Ợ nóng: Khi dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, acid hoặc dịch mật trong dịch dạ dày tiếp xúc với niêm mạc gây cảm giác nóng, nóng rát. Đây chính là hiện tượng ợ nóng. Cảm giác nóng rát lan từ thượng vị lên dọc sau xương ức, có khi lan đến vùng hạ họng hoặc lên tận mang tai, kèm theo vị chua trong miệng. - Ợ chua: Thường nhiều vào buổi sáng lúc bụng rỗng, đặc biệt khi đánh răng, nhiều bệnh nhân bị nôn ra nước vàng. Trương lực co bóp của dạ dày tăng lên cao nhất khi bụng rỗng, đẩy dịch dạ dày lên cao hết chiều dài thực quản, đến cuống miệng gây cảm giác ợ chua. Việc đánh răng cũng làm tăng kích thích, do vậy dễ gây nôn ở bệnh nhân trào ngược. Nước vàng, chua bệnh nhân nôn ra chính là acid trong dịch vị. - Các triệu chứng ợ tăng lên ra sau khi ăn no, đầy bụng khó tiêu, uống rượu, nước chua hoặc khi cúi gập người về phía trước, khi nằm nghỉ. Theo TS. Walter J. Coyle, chuyên gia về dạ dày - ruột tại Đại học Torrey Pines Clinic (California, Mỹ): "Khi đứng thẳng, trọng lực giúp giữ thức ăn nằm yên trong dạ dày. Khi trọng lực giảm, hiện tượng trào ngược dễ xảy ra hơn". Đó là lý do tại sao những người bị trào ngược dạ dày - thực quản mạn tính thường phải kê cao đầu khi ngủ và không nên ăn nhiều vào buổi tối trước khi đi ngủ. Khi những triệu chứng đầu tiên này không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng hơn, biểu hiện như sau: 3.3. Buồn nôn, nôn - Khi trào ngược dạ dày - thực quản không được điều trị đúng cách, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, các chất trào ngược lên thực quản không chỉ là hơi, dịch tiêu hóa mà cả thức ăn - gây hiện tượng buồn nôn, nôn. - Ngay cả khi bệnh chưa tiến triển nặng hơn, người bệnh cũng đã dễ nôn hơn người bình thường khi cùng chịu một tác động gây nôn giống nhau (say tàu xe, ốm nghén, thuốc điều trị ung thư ...). - Nếu tình trạng này diễn ra ngay sau khi ăn, khả năng bị trào ngược do acid dạ dày là khá lớn. 3.4. Đau, tức ngực - Bệnh nhân trào ngược dạ dày - thực quản thường có biểu hiện đau, tức ngực, cụ thể là: cảm giác đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra lưng, cánh tay. Tuy nhiên hiện tượng này thực chất là do đau đoạn thực quản chạy qua ngực. Khi acid trong dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, acid kích thích vào đầu mút các sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, gây cảm giác đau. 3.5. Nhiều nước bọt - Lượng nước bọt tiết ra trong miệng nhiều hơn cũng là một triệu chứng đáng chú ý của chứng trào ngược acid dạ dày. Thực chất, đây là một dạng khác của chứng ợ nóng. Khi gặp phải triệu chứng này, người bệnh sẽ có trạng thái thần kinh và phản xạ tương tự như khi bị nôn.
Acid dạ dày trào lên thực quản sẽ làm viêm họng, khàn giọng.
3.6. Khàn giọng, đau họng, ho, hen - Acid dạ dày trào lên thực quản sẽ làm viêm tấy dây thanh quản, gây khàn giọng. - Khác với khi bị cảm lạnh, đau họng hoặc ho do acid dạ dày trào ngược có thể trở nên mạn tính, lâu ngày có thể chuyển biến thành bệnh hen. - Nên thận trọng khi bị khàn giọng hoặc đau họng, nhất là khi hiện tượng xuất hiện sau khi ăn hoặc không đi kèm với các triệu chứng khác như hắt hơi, sổ mũi. Đây rất có thể là biểu hiện của chứng trào ngược dạ dày thực quản. 3.7. Khó nuốt - Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản lặp lại nhiều lần, theo thời gian, sẽ gây ra tổn hại nhất định cho thực quản. Niêm mạc thực quản bị phù nề do tiếp xúc acid, gây hiện tượng khó nuốt (cảm giác vướng, nghẹn sau nuốt thức ăn độ 15 giây). - Niêm mạc thực quản sau khi phù nề, khi lành để lại sẹo gây chít hẹp thực quản (một trong các biến chứng của bệnh) sẽ làm tăng cảm giác khó nuốt. 3.8. Đắng miệng - Cảm giác đắng miệng ở bệnh nhân trào ngược dạ dày - thực quản là do dịch mật gây ra. - Dịch mật được dự trữ trong túi mật và đổ vào tá tràng để tiêu hóa các chất béo. Ở một số bệnh nhân, vì một nguyên nhân nào đó (rối loạn thần kinh thực vật, thần kinh dạ dày, sự cố co cơ môn vị ...), sự đóng mở của lỗ môn vị (nối giữa dạ dày và tá tràng) hoạt động không bình thường, khiến một phần dịch mật bị trào ngược vào dạ dày. - Khi dịch dạ dày trào ngược lên thực quản có thể mang theo một lượng nhỏ dịch mật, khiến bệnh nhân có cảm giác đắng miệng.
TÌm hiểu kĩ hơn về ►►Các triệu chứng trào ngược dạ dày - thực quản◄◄​
4. Cách giải quyết bệnh trào ngược dạ dày - thực quản

- Với những trường hợp trào ngược do cơ thắt thực quản dưới (CTTQD) bị yếu, người bệnh cần tăng cường vận động để tăng chức năng co bóp của cơ thắt thực quản dưới . Trường hợp nặng hơn nữa nên gặp bác sĩ để thăm khám, tư vấn phẫu thuật nếu cần thiết. - Giảm tiết acid dạ dày: HCl được tiết ra quá mức kết hợp với cơ thắt thực quản dưới yếu khiến hiện tượng trào ngược dễ xảy ra. Theo Tây y, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày - thực quản được điều trị bằng nhóm thuốc làm giảm tiết acid dạ dày. Tuy nhiên hạn chế của nhóm thuốc này là acid không được tiết ra thì không có gì để tiêu hóa thức ăn khiến bệnh nhân càng đầy bụng, khó tiêu… Dùng dài ngày lại dẫn đến tăng áp lực cho cơ thắt thực quản dưới khiến bệnh tật lặp lại luẩn quẩn. Mặt khác, độ acid giảm là môi trường cho một số vi khuẩn và nấm thuận lợi phát triển, tạo và/hoặc làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh có thể lựa chọn sử dụng các sản phẩm Đông Y như Tuệ Đức Hoàn Nguyên Vị hỗ trợ giảm trào ngược, kiện tỳ vị nên vẫn giúp ăn ngon miệng. - Tăng tốc độ tiêu hóa để làm rỗng dạ dày: Nhóm thuốc này giúp thúc đẩy quá trình làm rỗng dạ dày, vận chuyển thức ăn xuống ruột. 5. Vì sao bệnh trào ngược dạ dày - thực quản lại khó giải quyết và dễ tái phát
 
Top