Tiết kiệm cùng Tikop với lãi suất 6%/năm

Dùng điều hòa thế nào để tiết kiệm điện

Không chỉ đầu tư một chiếc điều hòa inverter, tìm vị trí lắp đặt thích hợp hay đơn giản là thay đổi các thói quen sử dụng không hợp lý cũng là các "chiêu" để hóa đơn tiền điện không tăng quá cao khi mùa nóng lại đang đến gần.
1. Chọn điều hòa inverter

Khoảng cách về giá giữa điều hòa inverter và điều hòa không có inverter đang ngày càng thu hẹp lại. Hiện tại, chỉ với 7-9 triệu đồng, người dùng đã có thể mua được điều hòa 1 chiều công nghệ biến tần inverter công suất 9000BTU của Sharp, Samsung, LG, Daikin, Panasonic...

Khi hoạt động, để đạt đến nhiệt độ mong muốn, điều hòa inverter không cần khởi động lại máy như các điều hòa thông thường nên có thể tiết kiệm 40-50% điện năng tiêu thụ với máy thường có cùng công suất.
Ngoài chức năng tiết kiệm điện, dieu hoa inverter chạy bền và êm hơn các điều hòa thông thường.
2. Hạn chế cửa kính
Các lớp cửa kính sẽ khiến phòng hấp thu nhiệt bên ngoài nhiều hơn, đặc biệt là các cửa kính bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Vì vậy, để tiết kiệm điện và tránh điều hòa phải chạy liên tục, quá tải, cần hạn chế tối đa các cửa kính. Nếu có, hãy đảm bảo các cửa kính được che nắng ở bên ngoài, hoặc sử dụng rèm bên trong để có thể cách nhiệt tốt nhất cho phòng sử dụng điều hòa.
3. Sử dụng các màu sáng
Màu tối hấp thụ nhiệt nhiều hơn màu sáng. Vì vậy, dùng các tông màu sáng hơn cho tường phòng, cửa sổ, mành rèm hay các thiết bị nội thất cũng giúp điều hòa nhiệt độ không phải hoạt động liên tục và tiêu tốn điện năng.
4. Hạn chế thoát nhiệt
Để tiết kiệm điện khi sử dụng điều hòa nhiệt độ, cần chắc chắn nhiệt độ trong phòng lạnh không bị thất thoát liên tục. Điều này không có nghĩa là sử dụng điều hòa trong môi trường hoàn toàn khép kín. Nhưng cần hạn chế tối đa việc thoát nhiệt ra bên ngoài bằng cách che chắn các khe hở hoặc lỗ thông hơi trong phòng.
Người dùng cũng nên kiểm soát thói quen đóng/mở cửa liên tục khi sử dụng điều hòa nhiệt độ.
5. Thay đổi thói quen sử dụng
Không sử dụng lò vi sóng, lò nướng hoặc các thiết bị phát nhiệt khi bật điều hòa nhiệt độ. Thêm vào đó, không nên dùng điều hòa nhiệt độ cùng lúc với các thiết bị điện có công suất lớn như máy giặt, máy sấy nhất là vào giờ cao điểm. Thói quen sử dụng này vừa gây tốn điện hoặc giảm tuổi thọ của các thiết bị này bởi tình trạng sụt điện có thể xảy ra.
6. Điều chỉnh nhiệt độ vừa phải
Điều chỉnh mức nhiệt độ hợp lý cũng giúp tiết kiệm điện năng và bảo vệ sức khỏe khi dùng điều hòa nhiệt độ.
Mặc dù thời tiết mùa hè khá gay gắt và nhiệt độ ngoài trời có thể lên đến 40 độ, nhưng nên nhớ, nhiệt độ ngoài trời và nhiệt độ trong phòng chỉ nên chênh nhau ở mức 5 độ C để tránh hiện tượng “sốc nhiệt” khi thay đổi môi trường và cũng tránh để điều hòa bị quá tải.
Lời khuyên từ các nhà sản xuất và chuyên gia điện lạnh, ở 26 - 27 độ C là con số lý tưởng để điều hòa nhiệt độ chạy ở mức hiệu suất tối ưu nhất và tiết kiệm điện nhất. Chỉ cần giảm đi 5 độ C, hóa đơn tiền điện của bạn có thể tăng thêm đến 40%.
7. Bảo trì và vệ sinh thường xuyên
Hiệu suất của máy điều hòa có thể giảm xuống 15% nếu không được vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên. Điều này có nghĩa máy phải chạy nhiều hơn để có thể làm mát đến mức nhiệt bạn mong muốn.
Hệ thống các ống dẫn hay các bộ lọc của dàn nóng và dàn lạnh rất dễ bị bụi bẩn hay môi trường tác động. Vì vậy, vệ sinh, rửa dàn ống, cánh quạt dàn nóng; vệ sinh bộ lọc khí, dàn ống dàn lạnh thường xuyên và định kỳ cũng là một trong những thói quen có thể giúp bạn tiết kiệm điện năng khi điều hòa hoạt động.
8. Lắp máy ở vị trí hợp lý
Để điều hòa hoạt động tối ưu nhất, phải chọn vị trí lắp đặt hợp lý cho cả dàn nóng và dàn lạnh. Nên rút ngắn khoảng cách và mức chênh độ cao giữa dàn lạnh và dàn nóng hoặc phải ở trong giới hạn nhà sản xuất cho phép.
Nên lắp dàn nóng ở nơi thoáng mát, có thể giải nhiệt dễ dàng vì không khí tại dàn nóng rất cao, nhiệt càng được giải tỏa thì hiệu suất máy thấp hơn và đỡ tiêu tốn điện năng tiêu thụ hơn.
Với dàn lạnh, nên lắp ở nơi ít bị nắng chiếu nhất. Việc làm này sẽ làm tăng hiệu quả làm lạnh thêm 10% ở cùng mức nhiệt.
Ngoài ra, không nên lắp ở nơi nhiệt độ khó phân tán làm cả phòng nhiệt độ không đồng đều hay nơi có thể thoát nhiệt nhanh như cửa sổ hoặc cửa ra vào.
9. Chỉnh hướng gió
Do ảnh hưởng độ quay của quạt và vị trí của các ống dẫn hơi lạnh bên trong nên đa số điều hòa nhiệt độ đều có xu hướng thổi hơi lạnh nhiều hơn về một phía. Điều chỉnh hướng gió thổi sang trái hoặc phải, hướng lên trên hoặc xuống để có thể chỉnh nhiệt độ cả phòng ở mức tối ưu nhất.
10. Chọn công suất phù hợp
Khi mua điều hòa, người dùng nên chọn loại có công suất tương thích với căn phòng. Thông thường cần 550-600btu/m2 hoặc 700-900btu/m2 cho các gian phòng có phát sinh nhiệt (phòng ăn, phòng khách).
Không nên mua loại có công suất lớn cho phòng nhỏ sẽ gây lãng phí điện hoặc loại công suất nhỏ cho phòng lớn khiến điều hòa phải làm việc nhiều, tiêu tốn điện năng và giảm tuổi thọ của điều hòa.

 
Top