Tiết kiệm cùng Tikop với lãi suất 6%/năm

Máy cưa, máy chế biến gỗ từ Châu Âu đã qua sử dụng

hoilamchi1

Junior Member
Công nghệ biến gỗ xấu thành gỗ tốt
Trữ lượng gỗ rừng trồng như thông, điều và cao su ở nước ta rất lớn. Tuy nhiên, thể tích cơ bản, tính chất cơ học, độ cứng của những loại gỗ này rất thấp, chỉ ở mức 154 kg/cm3 nên khó sản xuất đồ mộc, phục vụ các ngành khác
Tiến sĩ Hoàng Thị Thanh Hương, ĐH Nông lâm TH HCM đã dùng các phương pháp cơ nhiệt, hóa cơ nhiệt, hóa học để biến tính chúng. Theo đó, gỗ cao su, gỗ điều được áp dụng phương pháp hóa cơ nhiệt để tăng độ bền; đối với gỗ hông, áp dụng phương pháp cơ nhiệt. Cũng có thể biến tính gỗ cao su và điều bằng phương pháp hóa học. Kết quả cho thấy, độ bền uốn tĩnh của gỗ đã tăng lên từ 30 -50%: cao su từ 963 kg/cm3 tăng lên 1287 kg/cm3; điều từ 843 kg/cm3 tăng lên 1151,82 kg/m3; hông từ 449 kg/cm3 tăng lên 720 kg/cm3. Công nghệ này còn được sử dụng để biến tính nhiều loại gỗ rừng trồng nhẹ, thiếu bền để cung cấp cho thị trường và xuất khẩu.


Tuy nhiên, bằng các biện pháp ngâm tẩm, luộc, sấy, và với sự trợ giúp của một chiếc máy chế biến gỗ: máy cưa bàn trượt, máy dán cạnh tự động, máy chà nhám thùng ... , một cơ sở sản xuất đồ mộc đã biến gỗ xấu thành gỗ tốt.
Trước đây, nguyên liệu gỗ vườn ít được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ nội thất do độ cứng của những loại gỗ này rất thấp. Mới đây, Cơ sở sản xuất mộc Đức Khiêm (xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) ứng dụng biện pháp ngâm tẩm, luộc, sấy nguyên liệu để biến gỗ xấu thành gỗ tốt.
Kết quả thử nghiệm trên ba loại gỗ mít, xoan, bạch đàn tươi cho thấy, sau khi được xử lý, độ ẩm giảm xuống còn 12-14%, độ bền uốn tĩnh của gỗ đã tăng lên từ 30-50%, nâng cao tính ổn định kích thước gỗ trong quá trình sử dụng, hạn chế sự cong vênh, nứt nẻ của sản phẩm. Đồng thời, sản phẩm gỗ còn nâng cao khả năng dán dính các thanh gỗ với nhau; nâng cao khả năng trang sức của gỗ và khả năng chống nấm mốc, sinh vật hại gỗ, tính âm thanh của gỗ.
Chủ cơ sở mộc Đức Khiêm cho biết: "Để có được nguồn nguyên liệu tốt từ gỗ vườn phục vụ sản xuất đồ nội thất, trước khi chế biến, gỗ được ngâm với thuốc bảo quản từ 10-15 ngày đảm bảo lượng thuốc thấm vào gỗ từ 15mm trở lên. Sau đó gỗ tiếp tục được luộc từ 3-4 ngày loại bỏ hoàn toàn lượng tinh dầu, nhựa có trong gỗ và sấy từ 4-5 ngày để đảm bảo độ bền chắc, ít co giãn mỗi khi thời tiết thay đổi. Nhờ biện pháp này, các loại gỗ vườn đã trở thành nguyên liệu chính trong sản xuất đồ mộc dân dụng của cơ sở. Chi phí sản xuất giảm do không phải nhập nguyên liệu từ nơi khác, đẩy giá thành cao hơn từ 18-22%. Cũng nhờ đó doanh thu của cơ sở hàng năm đạt từ 1,9 đến 2 tỷ đồng, tăng gấp hai lần so với trước, giải quyết việc làm ổn định cho trên 40 lao động với mức thu nhập từ 1,5-1,8 triệu đồng/người/tháng. Nhiều mặt hàng như đồ gỗ gia dụng cao cấp, đồ gỗ trang trí nội thất, các đồ khảm, đồ thờ, câu đối, hoành phi, cuốn thư sản xuất từ gỗ vườn được người tiêu dùng đánh giá cao…Sản phẩm mộc của cơ sở đã có mặt khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Sắp tới, sản phẩm mộc từ gỗ vườn của cơ sở sẽ xuất khẩu ra nước ngoài.
 
Top