Theo đó, nhiều khả năng lãi suất cho vay sẽ cao, giá bất động sản tăng, vay mua nhà sẽ khó khăn, từ đó nhu cầu đầu tư mua đi bán lại sẽ giảm sút gây khó khăn cho thị trường.
Xem thêm : http://vaychitieu.vn/vay-prudential-tai-da-nang-va-quang-nam
Siet tin dung BDS, khach hang va nha dau tu bat loi?chia sẻPhóng to
Theo ý kiến từ nhiều chuyên gia và doanh nghiệp bất động sản, việc siết dòng vốn vào bất động sản sẽ gây khó khăn cho khách hàng và những nhà đầu tư. Ảnh minh họa: TL
Đó là ý kiến của nhiều chuyện gia trong buổi giao lưu trực tuyến trên báo Tuổi Trẻ Online về việc siết tín dụng vào bất động sản sáng nay, 3-3.
Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, khi tín dụng BĐS bị siết lại, các ngân hàng thương mại được dự kiến sẽ có thể tăng lãi suất vốn huy động trung và dài hạn để có nguồn vốn đáp ứng nhu cầu cho vay BĐS trung và dài hạn, do đó lãi suất cho vay BĐS có khả năng sẽ tăng.
Đồng thời, vì hệ số rủi ro cho tín dụng BĐS tăng cao - từ 150% lên 250% - nên sẽ buộc các ngân hàng phải siết lại cho vay BĐS hoặc tăng vốn tự có. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng và do đó có khả năng các ngân hàng sẽ phải tăng lãi suất cho vay để bù trừ cho phần lợi nhuận bị thiệt hại.
Ông Hiếu dự báo, lãi suất cho vay BĐS trong thời gian tới nếu việc sửa đổi Thông tư 36 được thực hiện sẽ có khả năng gây bất lợi cho các nhà kinh doanh và đầu tư BĐS và cả người mua vì giá BĐS có thể sẽ tăng và việc vay vốn ngân hàng sẽ bị hạn chế.
Còn theo ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng giám đốc công ty Lê Thành, nếu NHNN ban hành Thông tư 36 sửa đổi như dự kiến sẽ ảnh hưởng ngay lập tức trong ngắn hạn đối với thị trường.
“Các chủ đầu tư sẽ khó tiếp cận nguồn vốn, đồng thời chi phí lãi vay cao, người mua vay vốn khó, lãi cũng cao nên làm giảm khả năng chi trả của người mua có nhu cầu thật. Những nhà đầu cơ mua đi bán lại sẽ không dám mạnh tay đầu tư. Từ đó, dẫn tới các chủ đầu tư sẽ bị khó khăn tài chính do khó bán sản phẩm, đặc biệt là với phân khúc căn hộ cao cấp”, ông Nghĩa nêu ý kiến.
Cũng theo ông Nghĩa, việc siết vốn với BĐS sẽ làm số lượng công trình xây dựng dở dang gia tăng, nhất là với các các chủ đầu tư không chuyên nghiệp, không chuẩn bị tài chính tốt và sản phẩm không phù hợp với nhu cầu khách hàng.
Còn ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long, chủ trương siết chặt vốn vay sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chủ đầu tư phát triển BĐS và các doanh nghiệp liên quan (xây dựng, vật liệu xây dựng, ngân hàng).
Ông Quang cũng khẳng định, người dân muốn mua nhà sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực nhất do giá bất động sản tăng, người vay mua nhà sẽ khó khăn và lãi suất sẽ cao. Đối tượng chịu ảnh hưởng gián tiếp là nguồn thu ngân sách do nguồn cung nhà ở sẽ giảm, thanh khoản thị trường sẽ giảm.
Theo nhận định của ông Quang, trong thời gian tới, tốc độ phát triển của thị trường BĐS có thể chậm lại. “Với sự hạn chế về nguồn vốn, các chủ đầu tư các dự án bất động sản có thể sẽ chủ yếu tập trung hoàn thành các dự án đã khởi động và đang dang dở để hoàn tất việc giao nhà cho người mua. Họ sẽ phải cân nhắc kỹ hơn đối với việc triển khai các dự án mới”, ông Quang nhận định.
Tuy nhiên, về phía NHNN, ông Phạm Huyền Anh, Phó chánh thanh tra, giám sát NHNH cho rằng việc sửa đổi bổ sung Thông tư 36 không mang ý nghĩa về động thái siết chặt hay nới lỏng vốn tín dụng vào lĩnh vực BĐS. Ông Anh cho rằng, đây là thông điệp của NHNH nhằm tăng cường kiểm soát thanh khoản và rủi ro trong hoạt động cho vay.
Việc điều chỉnh tăng hệ số rủi ro từ 150% lên 250%, theo ông Anh, cũng chỉ áp dụng đối với các khoản phải đòi đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh BĐS để sinh lời, không áp dụng đối với hoạt động cấp tín dụng cho mục đích tiêu dùng, sửa chữa, cải tạo BĐS. Do đó, ông Anh khẳng định, sự thay đổi trên không ảnh hưởng đến người vay mua nhà tiêu dùng.
Theo vị đại diện NHNN, trong năm 2016, mức tăng trưởng tín dụng được NHNN xác định là khoảng 18-20%, cao hơn so với năm 2015, và đây là sẽ giải pháp hỗ trợ tăng trưởng tín dụng hợp lý đối với nền kinh tế, bao gồm cả lĩnh vực cho vay kinh doanh BĐS.
Xem thêm : http://vaychitieu.vn/vay-prudential-tai-da-nang-va-quang-nam
Siet tin dung BDS, khach hang va nha dau tu bat loi?chia sẻPhóng to
Theo ý kiến từ nhiều chuyên gia và doanh nghiệp bất động sản, việc siết dòng vốn vào bất động sản sẽ gây khó khăn cho khách hàng và những nhà đầu tư. Ảnh minh họa: TL
Đó là ý kiến của nhiều chuyện gia trong buổi giao lưu trực tuyến trên báo Tuổi Trẻ Online về việc siết tín dụng vào bất động sản sáng nay, 3-3.
Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, khi tín dụng BĐS bị siết lại, các ngân hàng thương mại được dự kiến sẽ có thể tăng lãi suất vốn huy động trung và dài hạn để có nguồn vốn đáp ứng nhu cầu cho vay BĐS trung và dài hạn, do đó lãi suất cho vay BĐS có khả năng sẽ tăng.
Đồng thời, vì hệ số rủi ro cho tín dụng BĐS tăng cao - từ 150% lên 250% - nên sẽ buộc các ngân hàng phải siết lại cho vay BĐS hoặc tăng vốn tự có. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng và do đó có khả năng các ngân hàng sẽ phải tăng lãi suất cho vay để bù trừ cho phần lợi nhuận bị thiệt hại.
Ông Hiếu dự báo, lãi suất cho vay BĐS trong thời gian tới nếu việc sửa đổi Thông tư 36 được thực hiện sẽ có khả năng gây bất lợi cho các nhà kinh doanh và đầu tư BĐS và cả người mua vì giá BĐS có thể sẽ tăng và việc vay vốn ngân hàng sẽ bị hạn chế.
Còn theo ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng giám đốc công ty Lê Thành, nếu NHNN ban hành Thông tư 36 sửa đổi như dự kiến sẽ ảnh hưởng ngay lập tức trong ngắn hạn đối với thị trường.
“Các chủ đầu tư sẽ khó tiếp cận nguồn vốn, đồng thời chi phí lãi vay cao, người mua vay vốn khó, lãi cũng cao nên làm giảm khả năng chi trả của người mua có nhu cầu thật. Những nhà đầu cơ mua đi bán lại sẽ không dám mạnh tay đầu tư. Từ đó, dẫn tới các chủ đầu tư sẽ bị khó khăn tài chính do khó bán sản phẩm, đặc biệt là với phân khúc căn hộ cao cấp”, ông Nghĩa nêu ý kiến.
Cũng theo ông Nghĩa, việc siết vốn với BĐS sẽ làm số lượng công trình xây dựng dở dang gia tăng, nhất là với các các chủ đầu tư không chuyên nghiệp, không chuẩn bị tài chính tốt và sản phẩm không phù hợp với nhu cầu khách hàng.
Còn ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long, chủ trương siết chặt vốn vay sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chủ đầu tư phát triển BĐS và các doanh nghiệp liên quan (xây dựng, vật liệu xây dựng, ngân hàng).
Ông Quang cũng khẳng định, người dân muốn mua nhà sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực nhất do giá bất động sản tăng, người vay mua nhà sẽ khó khăn và lãi suất sẽ cao. Đối tượng chịu ảnh hưởng gián tiếp là nguồn thu ngân sách do nguồn cung nhà ở sẽ giảm, thanh khoản thị trường sẽ giảm.
Theo nhận định của ông Quang, trong thời gian tới, tốc độ phát triển của thị trường BĐS có thể chậm lại. “Với sự hạn chế về nguồn vốn, các chủ đầu tư các dự án bất động sản có thể sẽ chủ yếu tập trung hoàn thành các dự án đã khởi động và đang dang dở để hoàn tất việc giao nhà cho người mua. Họ sẽ phải cân nhắc kỹ hơn đối với việc triển khai các dự án mới”, ông Quang nhận định.
Tuy nhiên, về phía NHNN, ông Phạm Huyền Anh, Phó chánh thanh tra, giám sát NHNH cho rằng việc sửa đổi bổ sung Thông tư 36 không mang ý nghĩa về động thái siết chặt hay nới lỏng vốn tín dụng vào lĩnh vực BĐS. Ông Anh cho rằng, đây là thông điệp của NHNH nhằm tăng cường kiểm soát thanh khoản và rủi ro trong hoạt động cho vay.
Việc điều chỉnh tăng hệ số rủi ro từ 150% lên 250%, theo ông Anh, cũng chỉ áp dụng đối với các khoản phải đòi đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh BĐS để sinh lời, không áp dụng đối với hoạt động cấp tín dụng cho mục đích tiêu dùng, sửa chữa, cải tạo BĐS. Do đó, ông Anh khẳng định, sự thay đổi trên không ảnh hưởng đến người vay mua nhà tiêu dùng.
Theo vị đại diện NHNN, trong năm 2016, mức tăng trưởng tín dụng được NHNN xác định là khoảng 18-20%, cao hơn so với năm 2015, và đây là sẽ giải pháp hỗ trợ tăng trưởng tín dụng hợp lý đối với nền kinh tế, bao gồm cả lĩnh vực cho vay kinh doanh BĐS.