vienthongtoancau
Junior Member
Camera giám sát càng nét, kẻ xấu càng sợ
Dù ít người quan tâm nhưng những chiếc camera quan sát đang có sự phát triển vượt bậc, thực sự trở thành khắc tinh của tội phạm.
Xã hội càng nhiễu nhương và bất an, những người kinh doanh dịch vụ camera quan sát an ninh càng ăn nên làm ra. Những chiếc camera giám sát, gọi là “mắt thần” này ngày càng “độc” hơn, không chỉ ghi hình rõ tới cọng râu con kiến mà còn có thể xem từ bất cứ nơi đâu có Internet.
Từ những chiếc nút áo…
Buổi tối bữa rồi đang ngồi uống cà phê ở quận 5, ông bạn tôi nói để coi công ty có chuyện gì không. Anh mở smartphone, lên Internet và truy cập vào hệ thống camera an ninh gắn ở văn phòng công ty tận quận Tân Bình. Mọi hình ảnh ở công ty hiện rõ ràng theo thời gian thật. Lần khác, cô bạn cũng dùng chiêu công nghệ cao thời Internet này để kiểm tra coi con mình ở nhà đang làm gì.
Từ lâu rồi người ta đã có thể chế ra những chiếc camera an ninh nhỏ xíu như những chiếc nút áo gắn trên người. Những chiếc camera do thám này có thể nằm trong chiếc kẹp cà vạt hay trong cây bút. Từ độ phân giải khá mờ ảo và những chiếc camera này được nâng cấp độ phân giải một cách triệt để.
Bên cạnh đó, người ta không xa lạ gì với hệ thống CCTV (Closed-circuit television, truyền hình mạch kín), kỹ thuật giám sát bằng camera ghi hình rồi truyền qua mạng tới phòng kiểm soát. Hệ thống CCTV đầu tiên được hãng Siemens AG gắn ở Đức vào năm 1942 để quan sát việc phóng tên lửa V-2. Còn ở Mỹ, hệ thống CCTV thương mại bắt đầu có mặt từ năm 1949 với tên gọi Vericon.
Bây giờ, những chiếc camera ghi hình giám sát đó được trang bị các tính năng siêu việt. Với tính năng nối mạng Internet, chúng được gọi là những camera IP. Chúng có thể ghi vào ban đêm nhờ tia hồng ngoại, chất lượng hình ảnh có độ rõ nét cao, không chỉ coi tại chỗ mà còn có thể xem qua mạng Internet từ bất cứ nơi đâu trên thế giới. Có những camera được thiết kế để giám sát trẻ nhỏ có những cảm biến phát hiện khi nào trẻ quậy phá, la khóc và cho phép người mẹ ru con ngủ từ xa.
Được cái là công nghệ ngày càng cao mà giá bán của thiết bị ngày càng rẻ. Hiện nay, dưới 100 USD cũng đã có được những camera an ninh thương hiệu có tiếng thay vì phải tốn hàng ngàn USD như trước.
Những chiếc camera được nâng cấp một cách âm thầm và tội phạm ngày càng khiếp sợ. Ảnh: Internet
… tới những con mắt cú vọ
Trước đây, các camera an ninh chỉ đóng vai trò như những con mắt ghi hình rồi truyền tín hiệu hình ảnh về trung tâm để xử lý. Nhưng hiện nay ngoài những chiếc camera có độ phân giải đến siêu nét 4K, camera còn đóng vai trò như một chiếc máy tính.
Nói về sự phát triển của camera quan sát thì câu chuyện về chiếc kính Google Glass cũng thật thú vị. Chiếc kính thông minh thuộc dự án Project Glass của Google có một camera gắn trên gọng kính và truyền hình ảnh ghi được lên một màn hình tí hon nằm trong lòng mắt kính. Ban đầu thiên hạ như phát sốt lên vì chiếc kính thần kỳ này. Nhưng thật chóng vánh sau đó người ta bắt đầu khiếp sợ nó. Việc nó có thể ghi hình bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào gây nên những nỗi lo sợ về cuộc sống riêng tư cá nhân bị xâm phạm. Vậy là có thêm một loại biển cấm mới đối với Google Glass được gắn ngày càng nhiều nơi. Thậm chí có những ngôi nhà bên cạnh biển coi chừng chó dữ gắn trước cửa có thêm biển cấm đeo kính Google Glass vào nhà họ. Cũng may là giá ban đầu của chiếc kính Google Glass lên tới 1.500 USD nên cũng tự giới hạn được số người có thể mua nó.
Xem phim hình sự Mỹ, bạn thường thấy những nhà điều tra có thể truy tìm nghi phạm bằng cách phóng to những hình ảnh do các camera an ninh ghi được để tìm xem trong những đám đông đó có đối tượng không. Với các camera an ninh có độ phân giải cực cao, người ta có thể thấy được những chi tiết nhỏ xíu trên ảnh. Mà trong điều tra tội phạm, nghi phạm có thể bị tố giác bởi những chi tiết nhỏ li ti đó.
Dù ít người quan tâm nhưng những chiếc camera quan sát đang có sự phát triển vượt bậc, thực sự trở thành khắc tinh của tội phạm.
Xã hội càng nhiễu nhương và bất an, những người kinh doanh dịch vụ camera quan sát an ninh càng ăn nên làm ra. Những chiếc camera giám sát, gọi là “mắt thần” này ngày càng “độc” hơn, không chỉ ghi hình rõ tới cọng râu con kiến mà còn có thể xem từ bất cứ nơi đâu có Internet.
Từ những chiếc nút áo…
Buổi tối bữa rồi đang ngồi uống cà phê ở quận 5, ông bạn tôi nói để coi công ty có chuyện gì không. Anh mở smartphone, lên Internet và truy cập vào hệ thống camera an ninh gắn ở văn phòng công ty tận quận Tân Bình. Mọi hình ảnh ở công ty hiện rõ ràng theo thời gian thật. Lần khác, cô bạn cũng dùng chiêu công nghệ cao thời Internet này để kiểm tra coi con mình ở nhà đang làm gì.
Từ lâu rồi người ta đã có thể chế ra những chiếc camera an ninh nhỏ xíu như những chiếc nút áo gắn trên người. Những chiếc camera do thám này có thể nằm trong chiếc kẹp cà vạt hay trong cây bút. Từ độ phân giải khá mờ ảo và những chiếc camera này được nâng cấp độ phân giải một cách triệt để.
Bên cạnh đó, người ta không xa lạ gì với hệ thống CCTV (Closed-circuit television, truyền hình mạch kín), kỹ thuật giám sát bằng camera ghi hình rồi truyền qua mạng tới phòng kiểm soát. Hệ thống CCTV đầu tiên được hãng Siemens AG gắn ở Đức vào năm 1942 để quan sát việc phóng tên lửa V-2. Còn ở Mỹ, hệ thống CCTV thương mại bắt đầu có mặt từ năm 1949 với tên gọi Vericon.
Bây giờ, những chiếc camera ghi hình giám sát đó được trang bị các tính năng siêu việt. Với tính năng nối mạng Internet, chúng được gọi là những camera IP. Chúng có thể ghi vào ban đêm nhờ tia hồng ngoại, chất lượng hình ảnh có độ rõ nét cao, không chỉ coi tại chỗ mà còn có thể xem qua mạng Internet từ bất cứ nơi đâu trên thế giới. Có những camera được thiết kế để giám sát trẻ nhỏ có những cảm biến phát hiện khi nào trẻ quậy phá, la khóc và cho phép người mẹ ru con ngủ từ xa.
Được cái là công nghệ ngày càng cao mà giá bán của thiết bị ngày càng rẻ. Hiện nay, dưới 100 USD cũng đã có được những camera an ninh thương hiệu có tiếng thay vì phải tốn hàng ngàn USD như trước.
Những chiếc camera được nâng cấp một cách âm thầm và tội phạm ngày càng khiếp sợ. Ảnh: Internet
… tới những con mắt cú vọ
Trước đây, các camera an ninh chỉ đóng vai trò như những con mắt ghi hình rồi truyền tín hiệu hình ảnh về trung tâm để xử lý. Nhưng hiện nay ngoài những chiếc camera có độ phân giải đến siêu nét 4K, camera còn đóng vai trò như một chiếc máy tính.
Nói về sự phát triển của camera quan sát thì câu chuyện về chiếc kính Google Glass cũng thật thú vị. Chiếc kính thông minh thuộc dự án Project Glass của Google có một camera gắn trên gọng kính và truyền hình ảnh ghi được lên một màn hình tí hon nằm trong lòng mắt kính. Ban đầu thiên hạ như phát sốt lên vì chiếc kính thần kỳ này. Nhưng thật chóng vánh sau đó người ta bắt đầu khiếp sợ nó. Việc nó có thể ghi hình bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào gây nên những nỗi lo sợ về cuộc sống riêng tư cá nhân bị xâm phạm. Vậy là có thêm một loại biển cấm mới đối với Google Glass được gắn ngày càng nhiều nơi. Thậm chí có những ngôi nhà bên cạnh biển coi chừng chó dữ gắn trước cửa có thêm biển cấm đeo kính Google Glass vào nhà họ. Cũng may là giá ban đầu của chiếc kính Google Glass lên tới 1.500 USD nên cũng tự giới hạn được số người có thể mua nó.
Xem phim hình sự Mỹ, bạn thường thấy những nhà điều tra có thể truy tìm nghi phạm bằng cách phóng to những hình ảnh do các camera an ninh ghi được để tìm xem trong những đám đông đó có đối tượng không. Với các camera an ninh có độ phân giải cực cao, người ta có thể thấy được những chi tiết nhỏ xíu trên ảnh. Mà trong điều tra tội phạm, nghi phạm có thể bị tố giác bởi những chi tiết nhỏ li ti đó.