codetodead
Member
Men gan tăng cao là dấu hiệu của nhiều bất ổn trong cơ thể như viêm gan cấp, viêm gan mạn tính giai đoạn hoạt động, tắc đường mật, viêm tụy… Nếu không được kiểm soát kịp thời, nồng độ men gan cao quá sẽ làm cho bệnh nặng hơn, người bệnh có nguy cơ giảm tuổi thọ, thậm chí tử vong.
Men gan cao và những hệ lụy
Men gan là do tế bào gan sản xuất ra, giữ vai trò tham gia vào các quá trình chuyển hóa quan trọng các chất trong cơ thể. Khi tế bào gan chết đi do quá trình lão hóa thì có một lượng men gan được phóng thích vào máu ở nồng độ dưới 40 U/l. Chỉ số này gần như cố định ở người bình thường. Tuy nhiên, nếu chỉ số này cao hơn nghĩa là gan của bạn đang bị hư hại.
Tăng men gan thường gặp ở người bị các bệnh lý về gan (như viêm gan, xơ gan, ung thư gan) hoặc các bệnh lý khác của bệnh gan do dùng một số thuốc làm tăng men gan, người uống rượu, bia.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, mặc dù có bốn loại men gan bao gồm: AST hay còn gọi là SGOT; ALT hay còn gọi là SGPT, Phosphatase kiềm và GGT. Tuy nhiên, chỉ có AST (SGOT) và ALT (SGPT) là 2 chỉ số đóng vai trò chủ yếu trong việc phản ánh tình trạng của tế bào gan.
Theo đó, khi AST tăng gấp đôi sẽ làm tăng 32% nguy cơ tử vong và nếu tăng hơn gấp đôi, nguy cơ tử vong sẽ lên đến 78%. Còn với ALT gấp từ 2 lần trở lên sẽ làm tăng 21- 59% nguy cơ tử vong.
Cách nào hạ men gan hiệu quả?
Nguy hiểm và là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh nhưng hầu hết người bị men gan cao không có triệu chứng lâm sàng. Chỉ một số ít trường hợp người bệnh cảm thấy hơi đau nhẹ vùng bụng dưới và xuất hiện sự giãn các vi mạch ở vùng cổ, mặt.
Người bị tăng men gan vẫn có thể sinh hoạt được bình thường. Giai đoạn tăng men gan này có thể kéo dài từ một hai tuần đến vài tháng và trong nhiều trường hợp nó kéo dài đến vài năm.
Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo: Ngay khi xuất hiện các biểu hiện trên, cần đi khám đa khoa để tìm nguyên nhân.
Nếu xét nghiệm cho thấy men gan cao, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ.
Đặc biệt cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng giàu vitamin A (trứng, rau chân vịt, gan động vật, cà rốt, hẹ, tỏi tây, bắp cải…), giàu vitamin nhóm B (giá, đậu, lạc, kê, đậu nành, thịt nạc…); không ăn các thực phẩm nhiều đường, nhiều calo làm tăng mỡ máu, dẫn tới tăng men gan.
Về sinh hoạt, không thức khuy quá 11h đêm.
Người bệnh có thể sử dụng các loại thảo dược có tác dụng hạ men gan, chống viêm ức chế mạnh sự phát triển của xơ gan, chống oxy hóa và làm âm tính vi-rút viêm gan.
Men gan cao và những hệ lụy
Men gan là do tế bào gan sản xuất ra, giữ vai trò tham gia vào các quá trình chuyển hóa quan trọng các chất trong cơ thể. Khi tế bào gan chết đi do quá trình lão hóa thì có một lượng men gan được phóng thích vào máu ở nồng độ dưới 40 U/l. Chỉ số này gần như cố định ở người bình thường. Tuy nhiên, nếu chỉ số này cao hơn nghĩa là gan của bạn đang bị hư hại.
Tăng men gan thường gặp ở người bị các bệnh lý về gan (như viêm gan, xơ gan, ung thư gan) hoặc các bệnh lý khác của bệnh gan do dùng một số thuốc làm tăng men gan, người uống rượu, bia.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, mặc dù có bốn loại men gan bao gồm: AST hay còn gọi là SGOT; ALT hay còn gọi là SGPT, Phosphatase kiềm và GGT. Tuy nhiên, chỉ có AST (SGOT) và ALT (SGPT) là 2 chỉ số đóng vai trò chủ yếu trong việc phản ánh tình trạng của tế bào gan.
Theo đó, khi AST tăng gấp đôi sẽ làm tăng 32% nguy cơ tử vong và nếu tăng hơn gấp đôi, nguy cơ tử vong sẽ lên đến 78%. Còn với ALT gấp từ 2 lần trở lên sẽ làm tăng 21- 59% nguy cơ tử vong.
Cách nào hạ men gan hiệu quả?
Nguy hiểm và là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh nhưng hầu hết người bị men gan cao không có triệu chứng lâm sàng. Chỉ một số ít trường hợp người bệnh cảm thấy hơi đau nhẹ vùng bụng dưới và xuất hiện sự giãn các vi mạch ở vùng cổ, mặt.
Người bị tăng men gan vẫn có thể sinh hoạt được bình thường. Giai đoạn tăng men gan này có thể kéo dài từ một hai tuần đến vài tháng và trong nhiều trường hợp nó kéo dài đến vài năm.
Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo: Ngay khi xuất hiện các biểu hiện trên, cần đi khám đa khoa để tìm nguyên nhân.
Nếu xét nghiệm cho thấy men gan cao, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ.
Đặc biệt cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng giàu vitamin A (trứng, rau chân vịt, gan động vật, cà rốt, hẹ, tỏi tây, bắp cải…), giàu vitamin nhóm B (giá, đậu, lạc, kê, đậu nành, thịt nạc…); không ăn các thực phẩm nhiều đường, nhiều calo làm tăng mỡ máu, dẫn tới tăng men gan.
Về sinh hoạt, không thức khuy quá 11h đêm.
Người bệnh có thể sử dụng các loại thảo dược có tác dụng hạ men gan, chống viêm ức chế mạnh sự phát triển của xơ gan, chống oxy hóa và làm âm tính vi-rút viêm gan.