Tiết kiệm cùng Tikop với lãi suất 6%/năm

Dấu hiệu nói lên tình trạng tăng chỉ số huyết áp của bạn

sangdv291

Senior Member
Dấu hiệu nói lên tình trạng tăng chỉ số huyết áp của bạn


Nho có tác dụng điều trị bệnh huyết áp cao

Các nhà nghiên cứu thuộc Viện tim mạch của trường Đại học Michigan, Mỹ cho biết ăn nho có thể giúp bảo vệ tim chống lại bệnh huyết áp cao – hậu quả của chế độ ăn quá mặn – và làm giảm các bệnh về tim mạch

p93981 Nho có tác dụng điều trị bệnh huyết áp cao
Việc thử nghiệm đã được tiến hành trên một số loài động vật gặm nhấm, tất cả đều được áp dụng một chế độ ăn nhiều muối để tạo điều kiện cho bệnh tim mạch xuất hiện. Tuy nhiên, chỉ một nhóm được cho ăn thêm bột tổng hợp các loại nho (xanh, đỏ và đen), còn nhóm còn lại được dùng thuốc chống huyết áp cao.
>>> Xem thêm thông tin về Huyet ap cao
Kết quả thử nghiệm cho thấy, huyết áp của nhóm ăn bột nho giảm hơn so với nhóm kia, đồng thời tim cũng hoạt động tốt hơn và nhất là ít bị tổn thương hệ tim mạch.

Trong khi đó, nhóm còn lại dùng thuốc chống huyết áp cao cũng hạn chế được bệnh nhưng bị nhiều tổn thương hệ tim mạch hơn nhóm ăn bột nho.

Theo tiến sĩ Steve Bolling, chuyên gia về tim mạch của trường Đại học Michigan, kết quả này đã chứng minh rằng nho – giống như các loại rau và quả khác – có nhiều tác dụng, nhất là khả năng làm giảm nguy cơ huyết áp cao.
>>> Giải đáp Dấu hiệu cao huyết áp
may-do-huyet-ap.jpg

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy trong tất cả các phần của quả nho (vỏ, phần thịt và hạt) đều có flavonoide, một chất chống oxy hóa và có khả năng giảm huyết áp.

Tiến sĩ Bolling cho biết: “Những động vật trong công trình nghiên cứu này, cũng giống như trường hợp của rất nhiều người, bị suy tim do bệnh huyết áp cao – hậu quả của chế độ ăn quá mặn”.
>>> Thông tin Huyết áp bình thường
Ông khuyên rằng những người mắc bệnh huyết áp cao và các bệnh về tim mạch nên kết hợp việc ăn nhiều nho với các thuốc điều trị cũ.
Huyết áp cao có nên uống nhiều trà?

Với liều cao, nhất là với người hay căng thẳng, dễ bị kích thích, mất ngủ hoặc cao huyết áp, caffeine trong trà có thể làm tăng nội tiết tố stress, gây co mạch và tăng huyết áp.

p10379 Huyết áp cao có nên uống nhiều trà?

Nghiên cứu của hội đồng nghiên cứu trà Anh cho biết uống trà lúc bụng trống có thể làm tăng huyết áp tạm thời.

Các nhà khoa học đã đo lường mức độ nở mạch và huyết áp của những người có bệnh về mạch vành tham gia thí nghiệm trước và ba giờ sau khi uống trà. Kết quả cho biết, uống trà lúc bụng trống làm tăng áp huyết, uống trà kèm theo bữa ăn lại không xảy ra hệ quả này.

Ngoài những hợp chất chống oxy hoá, trà còn có những hoạt chất khác, bao gồm caffeine. Trung bình một cốc trà có khoảng 50mg chất này.

Caffeine là một chất kích thích thần kinh. Với liều cao, nhất là với người hay căng thẳng, dễ bị kích thích, mất ngủ hoặc cao huyết áp, caffeine trong trà có thể làm tăng nội tiết tố stress, gây co mạch và tăng huyết áp.

Một khuyến cáo của trung tâm y học thuộc trường đại học Maryland (Mỹ) cho biết, trà có thể làm tăng huyết áp nghiêm trọng ở những người đang dùng thuốc thuộc nhóm Beta blockers như propanolol, metaprolol (thuốc giúp hạ huyết áp), nhóm Monoamine Oxidase Inhibitors MAOIs như phenelzine, tranylcypromine (thuốc chống trầm cảm) và chất phenylpropanolamine, chất có tác dụng co mạch được dùng trong một số biệt dược chữa cảm, cúm hoặc thuốc làm giảm cân.

Nói chung, trà có nhiều chất chống oxy hoá, có lợi cho phòng chống các bệnh tim mạch, ung thư.

Tuy nhiên, do tính kích thích thần kinh của chất caffeine, những người có rối loạn nhịp tim, huyết áp cao nên cẩn thận khi dùng, nhất là lúc bụng trống. Những người dễ mất ngủ, hay đi tiểu đêm cũng không nên uống trà vào buổi tối.

 
Top