Tiết kiệm cùng Tikop với lãi suất 6%/năm

Sỏi thận và sỏi niệu quản, chữa trị bệnh lý

1. Cơ chế cọ xát: Sỏi thận, sỏi niệu quản nhất là sỏi cứng, gai góc có thể gây cọ xát, cứa rạch vào tổ chức đài bể thận, niệu quản gây chảy máu trong hệ tiết niệu. Thương tổn tổ chức một mặt tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn niệu phát triển, mặt khác sẽ làm cho quá trình phát triển xơ hóa ở nhu mô thận và ở thành ống dẫn niệu, càng làm nặng thêm tình trạng bế tắc.

Cơ chế nhiễm khuẩn: Sự tắc nghẽn và các tổn thương tổ chức trên hệ tiết niệu là những yếu tố thuận lợi để phát triển nhiễm khuẩn niệu, nhiễm khuẩn niệu gây phù nề, chợt loét niêm mạc đài bể thận, dần dần dẫn đến xơ hóa, hoại tử tổ chức thận và thành ống dẫn niệu. Sản phẩm của quá trình viêm như xác vi khuẩn, xác bạch cầu, tế bào biểu mô đài bể thận kết tinh lại tạo thành nhân sỏi.
Những cơ chế tác động kể trên của sỏi thường đan xen, phối hợp với nhau theo các mức độ tùy chọn vào kích thước, hình dạng, số lượng vị trí của sỏi.

Sỏi thận niệu quản thường gây ra các biến chứng:
- Sỏi gây cản trở lưu thông của đường bài xuất nước tiểu gây ứ trệ đường niệu phía trên dẫn đến giãn đài bể thận (hydro – nephrose) hoặc ứ nước thận niệu quản (uretero – hydro – nephrose) sự ứ nước tăng dần làm căng giãn và chèn ép nhu mô thận dẫn đến tình trạng suy giảm dần chức năng thận, dần dần mất hoàn toàn chức năng thận nếu không được xử lý kịp thời.
- Sỏi gây nhiễm khuẩn: Như viêm bể thận, viêm khe thận. Tình trạng nhiễm khuẩn kết hợp với ứ niệu gây thận ứ mủ hoặc hư mủ thận. Nặng hơn có thể gây ra nhiễm khuẩn huyêt.
- Sỏi gây tình trạng viêm khe thận mạn tính kéo dài dẫn đến tình trạng xơ teo thận, huyết áp cao.
- Sỏi gây suy thận: Thường gặp trong trường hợp sỏi cả hai bên hệ tiết niệu hoặc sỏi trên thận đơn độc, đây là biến chứng nặng nề. Có thể gặp suy thận cấp hoặc suy thận mãn và các mức độ suy thận nặng nhẹ khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của sỏi.
- Sỏi gây ra viêm loét và xơ hóa tại vị trí sỏi là nguyên nhân gây chít hẹp đường niệu sau khi đã phẫu thuật lấy sỏi.
- Sỏi niệu quản gây tổn thương thận nhanh chóng hơn sỏi thận.

2. Triệu chứng.
2.1. Triệu chứng lâm sàng.

dau-lung-do-soi-than-1544-1446176961.png


Triệu chứng cơ năng.
- Đau: Chia làm 2 mức độ
+ Đau cấp tính: Điển hình là cơn đau quặn thận, cơn đau xuất hiện đột ngột sau lao động và vận động, vị trí đau xuất phát ở xùng thắt lưng, tính chất đau là đau dữ dội từng cơn, đau lan xuống vùng bẹn sinh dục không có tư thế giảm đau. Khi nghỉ ngơi hay dùng thuốc giãn cơ trươn thì đỡ đau.
+ Đau mạn tính: Bệnh nhân luôn có cảm giác nặng nề, đau tức khó chịu vùng thắt lưng (một bên hoặc hai bên), tính chất đau tăng khi vận động. Loại đau này thường gặp ở bệnh nhân có sỏi thận mà sỏi gây bít tắc không hoàn toàn.
- Đái ra máu toàn bãi: Sau lao động vận động, xuất hiện đau và đái ra máu toàn bãi, quan sát nước tiểu có thể thấy có màu nước vối hoặc như màu nước rửa thịt. Trên xét nghiệm nước tiểu thấy có HC, BC trong nước tiểu
- Đái ra mủ: Bệnh nhân đái đục toàn bãi thường xuất hiện ở những bệnh nhân thận ứ mủ, kèm theo đái đục thường gặp sốt cao rét run, có thể gặp tình trạng đái đục kiểu phong cầm: Khi bệnh nhân sốt cao, đau dữ dội thì đái trong nhưng khi đái đục thì đau và sốt giảm.
- Đái ra sỏi và sạn: Đây là triệu chứng ít gặp, nhưng có giá trị gợi ý khả năng hiện tại bệnh nhân có sỏi tiết niệu.
- Một số triệu chứng kèm theo soi nieu quan:
• Sốt: Gặp khi bệnh nhân có biến chứng nhiễm khuẩn, thường sốt cao, rét run.
• Nhức đầu, nôn và buồn nôn.
• Huyết áp tăng cao.

Triệu chứng thực thể:
Thăm khám bệnh nhân có thể thấy các dấu hiệu sau:
- Dấu hiệu rung thận (+)
- Dấu hiệu chạm thân (+), bập bềnh thận (+) khi thận giãn to.
- Ấn các điểm niệu quản trên và giữa tương ứng trên thành bụng đau.

Triệu chứng cận lâm sàng:

- Xét nghiệm máu và nước tiểu.
- X – quang.
- Siêu âm.
3. Chẩn đoán:
3.1. Chẩn đoán xác định:
- Dựa trên triệu chứng lâm sàng: Đau sau vận động, đái máu toàn bãi.
- Cận lâm sàng: X – quang thận thường, UIV hoặc chụp UPR thấy vị trí sỏi, đặc điểm sỏi.
- Đánh giá mức độ chức năng thận.
- Chẩn đoán các biến chứng của sỏi gây ra.
- Chẩn đoán đặc điểm hình thái sỏi.

3.2. Chẩn đoán phân biệt:
- Chẩn đoán phân biệt khi có cơn đau quặn thận với các cấp cứu ngoại khoa hay gặp:
+ Viêm ruột thừa cấp.
+ Đau quặn gan.
+ Dính tắc ruột.
+ Thủng dạ dày.
+ U nang buồng trứng xoắn.
+ Chửa ngoài dạ con.

- Chẩn đoán phân biệt sỏi thận khi có thận to với các u trong và sau phúc mạc:
+ Gan to, lách to.
+ U đại tràng, u mạc treo, u nang buồng trứng, u nang tụy.
+ U quái sau phúc mạc, lymphosarcom.
+ U thượng thận, u thận.
- Chẩn đoán phân biệt trên X – quang: Với sỏi túi mật, hạch vôi hóa, vôi hóa ở mạc treo, vôi hóa buồng trứng.
 
Top