codetodead
Member
Ngày nay, bệnh tăng huyết áp càng trở nên phổ biến, không chỉ gặp ở người cao tuổi mà còn gặp ở những người trẻ tuổi. Nguyên nhân gây ra bệnh khá phức tạp như xơ vữa động mạch, bệnh ở thận hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh. Huyết áp cao nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận… Hiện nay, ngoài việc dùng thuốc để điều trị bệnh tăng huyết áp thì xoa bóp, bấm huyệt hàng ngày cũng có thể làm giảm huyết áp xuống. Sau đây là cách xoa bóp, bấm huyệt đúng cách để người bệnh tham khảo nhé.
Bấm huyệt giúp điều hòa âm dương, ổn định huyết áp
Day xoa đều đặn giúp ổn định hạ huyết áp Day xoa một số huyệt vị theo một quy trình cụ thể rất có ý nghĩa phòng bệnh. Đông y và tây y đều có những bài thuốc phòng, chữa bệnh tăng huyết áp. Tuy nhiên, trong nhiều hoàn cảnh thực tế, thuốc không có sẵn trong tay, thầy không có tại chỗ thì làm sao? Xin mách nhỏ là trong những trường hợp như vậy, nếu dùng các ngón tay day xoa một số huyệt vị theo một quy trình cụ thể mà y học cổ truyền đã tổng kết thì cũng rất có ý nghĩa để phòng bệnh. Ngoài ra, tiến hành tự xoa bóp đều đặn cũng có thể góp phần hỗ trợ trị liệu cho các thuốc hạ áp và phòng bệnh một cách tích cực.
Xin giới thiệu cùng bạn đọc một quy trình đơn giản nhưng rất có hiệu quả để phòng tăng huyết áp. Trước hết, cần chọn lựa tư thế phù hợp và thuận lợi cho các thao tác xoa bóp. Tốt nhất là chọn tư thế nửa nằm nửa ngồi, thở nhẹ, đều và sâu, toàn thân thư giãn, ý nghĩ tập trung vào các huyệt vị. Tiếp đó, thực hiện lần lượt các động tác sau đây:- Day huyệt thái dương: Dùng ngón tay giữa 2 bàn tay day đồng thời 2 huyệt thái dương trong khoảng 1 phút, sao cho đạt cảm giác căng tức là được. Vị trí huyệt thái dương là ở chỗ lõm phía sau ngoài đuôi mắt 2 cm, khi ấn vào có cảm giác tê tức.- Miết vùng trán: Dùng đốt 2 ngón tay trỏ của cả 2 tay miết vùng trán từ giữa ra 2 bên thái dương trong 1 phút.- Miết tóc: Hai bàn tay hơi khum lại, các ngón xòe ra đặt ở chân tóc trán rồi từ từ đẩy về phía sau gáy 20 lần với một lực hơi mạnh, sao cho các đầu ngón tay sát với da đầu như động tác chải tóc- Day huyệt toản trúc: Dùng ngón giữa 2 bàn tay day đồng thời 2 huyệt toản trúc trong 1 phút. Vị trí huyệt toản trúc ở chỗ lõm đầu trong lông mày.- Day huyệt suất cốc: Dùng 2 ngón tay cái day đồng thời 2 huyệt suất cốc trong 1 phút. Tìm vị trí huyệt suất cốc bằng cách gập vành tai về phía trước và ép vào đầu, đo từ điểm cao nhất vành tai lên phía trên 1,5 cm.- Day ấn huyệt nội quan: Dùng ngón tay cái day ấn huyệt nội quan trong 1 phút. Tìm vị trí huyệt nội quan bằng cách từ giữa lằn chỉ cổ tay đo lên 2 cm, giữa 2 gân cơ nổi rõ nhất, nắm bàn tay, hơi gấp và nghiêng ra ngoài để hiện rõ khe giữa này.- Day huyệt thái xung: Dùng ngón tay cái day 2 huyệt thái xung cùng một lúc. Tìm vị trí huyệt thái xung bằng cách sờ dọc theo khoảng giữa ngón cái và ngón trỏ bàn chân, xác định góc tạo nên bởi 2 đầu xương bàn chân của 2 ngón, huyệt nằm ở góc này, khi ấn có cảm giác căng tức.- Xát cổ: Đầu hơi quay sang trái, dùng khối cơ dưới ngón tay cái, sát góc bàn tay trái xát cổ từ sau tai phải xuống dưới 10 lần, rồi đổi bên, đầu quay sang phải, dùng khối cơ dưới ngón tay cái, sát góc bàn tay phải xát cổ từ sau tai trái xuống dưới 10 lần.- Day ấn huyệt khúc trì: Dùng ngón tay cái day ấn huyệt khúc trì trong 1 phút. Tìm vị trí huyệt khúc trì bằng cách gập chặt khuỷu tay, huyệt ở đầu nếp gấp khuỷu.
Xoa bóp, bấm huyệt đúng cách để có hiệu quả tốt nhất giup ha huyet apVị trí huyệtẤn đường: Giữa hai đầu lông mày.
Thái dương: Chỗ lõm, giao điểm của đuôi mắt với khóe ngoài mắt.
Bách hội: Giao điểm của đường dọc qua giữa đỉnh đầu và đường nối 2 đỉnh của vành tai.
Phong trì: Tại bờ xương chẩm, chỗ lõm sau tai.
Khúc trì: Gập cánh tay vào, huyệt nằm ở đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷu tay.
Nội quan: Lằn ngang cổ tay đo lên 2 tấc, giữa gân cơ dài bàn tay và gân cơ gấp cổ tay mé xương quay.
Dũng tuyền: Chỗ lõm trước gan bàn chân 1 tấc, hiện ra khi co xương bàn chân (chỗ nối tiếp 1/3 trước và 2/3 sau gan bàn chân, không tính ngón).
Lưu ý:
Người bệnh cao huyết áp cần có tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt nên tăng cường vận động, thể dục, đi bộ hàng ngày và điều chỉnh cân nặng hợp lý tránh thừa cân béo phì.
Chế độ ăn uống của người bệnh tăng huyết áp càng hạn chế chất bột đường, chất béo có nguồn gốc động vật, nên ăn cá, thịt nạc và các chất đạm có nguồn gốc thực vật như đậu đỗ, lạc vừng, ăn ít muối, uống ít nước, ăn nhiều rau quả tươi có hàm lượng vitamin cao. Nên kiêng hút thuốc lá, bia rượu.Đặc biệt người bệnh tăng huyết áp cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra huyết áp để điều chỉnh kịp thời.
Day xoa đều đặn giúp ổn định hạ huyết áp Day xoa một số huyệt vị theo một quy trình cụ thể rất có ý nghĩa phòng bệnh. Đông y và tây y đều có những bài thuốc phòng, chữa bệnh tăng huyết áp. Tuy nhiên, trong nhiều hoàn cảnh thực tế, thuốc không có sẵn trong tay, thầy không có tại chỗ thì làm sao? Xin mách nhỏ là trong những trường hợp như vậy, nếu dùng các ngón tay day xoa một số huyệt vị theo một quy trình cụ thể mà y học cổ truyền đã tổng kết thì cũng rất có ý nghĩa để phòng bệnh. Ngoài ra, tiến hành tự xoa bóp đều đặn cũng có thể góp phần hỗ trợ trị liệu cho các thuốc hạ áp và phòng bệnh một cách tích cực.
Xin giới thiệu cùng bạn đọc một quy trình đơn giản nhưng rất có hiệu quả để phòng tăng huyết áp. Trước hết, cần chọn lựa tư thế phù hợp và thuận lợi cho các thao tác xoa bóp. Tốt nhất là chọn tư thế nửa nằm nửa ngồi, thở nhẹ, đều và sâu, toàn thân thư giãn, ý nghĩ tập trung vào các huyệt vị. Tiếp đó, thực hiện lần lượt các động tác sau đây:- Day huyệt thái dương: Dùng ngón tay giữa 2 bàn tay day đồng thời 2 huyệt thái dương trong khoảng 1 phút, sao cho đạt cảm giác căng tức là được. Vị trí huyệt thái dương là ở chỗ lõm phía sau ngoài đuôi mắt 2 cm, khi ấn vào có cảm giác tê tức.- Miết vùng trán: Dùng đốt 2 ngón tay trỏ của cả 2 tay miết vùng trán từ giữa ra 2 bên thái dương trong 1 phút.- Miết tóc: Hai bàn tay hơi khum lại, các ngón xòe ra đặt ở chân tóc trán rồi từ từ đẩy về phía sau gáy 20 lần với một lực hơi mạnh, sao cho các đầu ngón tay sát với da đầu như động tác chải tóc- Day huyệt toản trúc: Dùng ngón giữa 2 bàn tay day đồng thời 2 huyệt toản trúc trong 1 phút. Vị trí huyệt toản trúc ở chỗ lõm đầu trong lông mày.- Day huyệt suất cốc: Dùng 2 ngón tay cái day đồng thời 2 huyệt suất cốc trong 1 phút. Tìm vị trí huyệt suất cốc bằng cách gập vành tai về phía trước và ép vào đầu, đo từ điểm cao nhất vành tai lên phía trên 1,5 cm.- Day ấn huyệt nội quan: Dùng ngón tay cái day ấn huyệt nội quan trong 1 phút. Tìm vị trí huyệt nội quan bằng cách từ giữa lằn chỉ cổ tay đo lên 2 cm, giữa 2 gân cơ nổi rõ nhất, nắm bàn tay, hơi gấp và nghiêng ra ngoài để hiện rõ khe giữa này.- Day huyệt thái xung: Dùng ngón tay cái day 2 huyệt thái xung cùng một lúc. Tìm vị trí huyệt thái xung bằng cách sờ dọc theo khoảng giữa ngón cái và ngón trỏ bàn chân, xác định góc tạo nên bởi 2 đầu xương bàn chân của 2 ngón, huyệt nằm ở góc này, khi ấn có cảm giác căng tức.- Xát cổ: Đầu hơi quay sang trái, dùng khối cơ dưới ngón tay cái, sát góc bàn tay trái xát cổ từ sau tai phải xuống dưới 10 lần, rồi đổi bên, đầu quay sang phải, dùng khối cơ dưới ngón tay cái, sát góc bàn tay phải xát cổ từ sau tai trái xuống dưới 10 lần.- Day ấn huyệt khúc trì: Dùng ngón tay cái day ấn huyệt khúc trì trong 1 phút. Tìm vị trí huyệt khúc trì bằng cách gập chặt khuỷu tay, huyệt ở đầu nếp gấp khuỷu.
Xoa bóp, bấm huyệt đúng cách để có hiệu quả tốt nhất giup ha huyet apVị trí huyệtẤn đường: Giữa hai đầu lông mày.
Thái dương: Chỗ lõm, giao điểm của đuôi mắt với khóe ngoài mắt.
Bách hội: Giao điểm của đường dọc qua giữa đỉnh đầu và đường nối 2 đỉnh của vành tai.
Phong trì: Tại bờ xương chẩm, chỗ lõm sau tai.
Khúc trì: Gập cánh tay vào, huyệt nằm ở đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷu tay.
Nội quan: Lằn ngang cổ tay đo lên 2 tấc, giữa gân cơ dài bàn tay và gân cơ gấp cổ tay mé xương quay.
Dũng tuyền: Chỗ lõm trước gan bàn chân 1 tấc, hiện ra khi co xương bàn chân (chỗ nối tiếp 1/3 trước và 2/3 sau gan bàn chân, không tính ngón).
Lưu ý:
Người bệnh cao huyết áp cần có tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt nên tăng cường vận động, thể dục, đi bộ hàng ngày và điều chỉnh cân nặng hợp lý tránh thừa cân béo phì.
Chế độ ăn uống của người bệnh tăng huyết áp càng hạn chế chất bột đường, chất béo có nguồn gốc động vật, nên ăn cá, thịt nạc và các chất đạm có nguồn gốc thực vật như đậu đỗ, lạc vừng, ăn ít muối, uống ít nước, ăn nhiều rau quả tươi có hàm lượng vitamin cao. Nên kiêng hút thuốc lá, bia rượu.Đặc biệt người bệnh tăng huyết áp cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra huyết áp để điều chỉnh kịp thời.