'Mình không muốn một đám cưới kiểu công nghiệp, backdrop hoa giấy việc ai nấy làm, khách chỉ cắm cúi ăn trong giờ phút làm lễ thương liêng', cô dâu Thu Hằng chia sẻ.
Không như nhiều cặp đôi khác, cặp đôi Tân và Hằng chọn cách tổ chức đám cưới theo xu hướng hiện đại, trẻ trung, là nơi mọi người giao tiếp chuyện trò để cùng chung vui trong ngày trọng đại nhất cuộc đời. Cả hai chuẩn bị trong thời gian không gian, nhưng đã tạo ra một bữa tiệc ấn tượng cả về trang trí lẫn phong cách.
Cô dâu Thu Hằng chia sẻ: "Mình là diễn viên múa, còn chồng làm về IT. Nhưng ngoài công việc chính, cả hai đều có những sở thích và đam mê riêng khác nữa. Hai đứa cứ mải mê yêu, mà chưa bao giờ ngừng lại một phút để tự hỏi, vì sao mình lại thích nhau. Có lẽ ấn tượng của mình về anh ấy là một người đàn ông lạc quan, luôn cười ở mọi nơi, mọi lúc. Và anh ấy lúc nào cũng giữ khư khư bên mình một vật bất ly thân, đó là máy ảnh. Anh ấy có niềm đam mêm lớn với nhiếp ảnh và không ngừng học hỏi kinh nghiệm, tất cả chỉ để làm nhiếp ảnh gia dành riêng cho mình. Còn khi về nhà, anh ấy gắn liền với hình ảnh cầm đàn và hát. Đàn guitar là đam mê thứ hai, gắn liền với cuộc đời và cũng không thể thiếu của anh ấy. Có đôi khi, mình đã hình dung về hình ảnh người đàn ông đẹp lão, đầu bạc, tóc trắng, ôm cây đàn ngồi bên cửa sổ".
Khi tự kể về bản thân, Thu Hằng tự nhận mình là một người hoang dã, sống không có quá nhiều quy tắc. Cô nói vui: "Đôi khi bạn bè hay trêu mình rằng vào rừng mà ở! Chủ nghĩa tinh thần của mình là sự tự do, phóng khoáng và khá độc lập. Mình luôn cảm thấy đầy cảm hứng với hình ảnh những con người du mục tự do, phóng khoáng, những cô gái phong cách bohemian vui tươi, đầy màu sắc, yêu thiên nhiên và luôn tìm ra những điều đẹp nhất dù chỉ là chiếc lá khô. Cách sống như vậy cũng ảnh hưởng nhiều đến gu thẩm mỹ của mình. Từ đó, mình hướng đến một đám cưới đậm chất du mục, tự do, phóng khoáng".
Bộ màu trang trí tiệc cưới gồm nhiều gam màu khác nhau, trong đó sắc màu chủ đạo là xanh - hồng - tím. Đó là những màu sắc mà cô dâu yêu thích. Phụ kiện trang trí tổng thể cho đám cưới do wedding planner chuẩn bị, cô dâu và chú rể cũng có đồng góp một số đồ nhỏ xinh "cây nhà lá vườn" để trang trí cho góc nhỏ để ảnh cưới, tượng trưng cho sở thích của mỗi người.
Đám cưới của Tân và Hằng diễn ra vào ngày 26/12/2015, tại một nhà hàng mộc mạc, đơn giản mà thân thiện, gần gũi. Thời gian hai người yêu nhau đủ lâu nên việc quyết định cưới rất nhanh. Từ lúc cặp đôi chuẩn bị đến ngày cưới là khoảng 3 tháng. Hằng kể, từ trước đến giờ, cả hai người đều không định hướng đám cưới theo phong cách truyền thống Việt Nam vì tự thấy cô dâu chú rể Việt "khổ" quá. Hằng muốn chú trọng tới bữa tiệc cưới. Cô dự định mang lại một cái nhìn khác biệt hơn về đám cưới hiện đại. Đó sẽ là nơi cô dâu chú rể thực sự được tôn trọng, được chú ý và chúc phúc. Còn khách mời sẽ cảm thấy mình là vị khách được mời tới dự bữa tiệc chung vui cùng cô dâu chú rể.
"Mình không muốn một đám cưới truyền thống kiểu công nghiệp, việc ai nấy làm, khách chỉ cắm cúi ăn trong giờ phút làm lễ thiêng liêng, đúng nghĩa đi ăn "cơm bụi giá cao". Còn sau đó cô dâu chú rể cùng gia đình phải ôm váy đi khắp khán phòng để chúc rượu với cái bụng đói meo. Cô dâu thì nặng nhọc, khổ sở với váy cưới và giày cao, ngoảnh đi ngoảnh lại, khi chẳng còn khách nào, gia đình mới được ăn", cô dâu Hằng chia sẻ.
Chia sẻ về hành trình này, Hằng kể: "Để tìm được một nơi thiên nhiên giữa lòng Hà Nội mà lại không xa trung tâm quá là điều rất khó. Cuối cùng mình đã tìm thấy một nhà hàng trên đường Âu Cơ, mang tên Rừng, giống như một khu rừng nhỏ giữa lòng đô thị chật hẹp toàn nhà cao tầng. Bản thân mình vốn thích những màu sắc, thổ cẩm, nên khi nhìn thấy không gian với những điều yêu thích đó, mình thấy yêu nhau từ khi bước đến cổng. Hai đứa bắt đầu lên kế hoạch. Việc đầu tiên là liên hệ với chủ nhà hàng. Cũng may mắn khi cô chủ và cả hai đều hợp nhau về quan niệm cưới xin, nên mọi việc diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Điều mình mong muốn nhất là ngoài ngày vui trở nên ý nghĩa thì việc đề cao sự thoải mái của khách mời cũng quan trọng không kém. Mình cũng hy vọng đám cưới của mình sẽ thay đổi được quan niệm cưới của nhiều người sau này".
Như bao cặp đôi khác, Tân và Hằng chuẩn bị chụp ảnh cưới, may trang phục ngày cưới. Váy cưới của cô dâu được đặt may trước một tháng. tráp trầu cau Trước lễ đón dâu 2 tiếng, Thu Hằng vẫn còn "lăng xăng" ở ngoài đường để tìm váy cho tiết mục nhảy đặc biệt trong tiệc. Cặp đôi chọn dịch vụ wedding planner để lo liệu cho toàn bộ tiệc cưới. Ekip thực hiện cũng chính là người của nhà hàng nơi diễn ra tiệc cưới. Khi trao đổi, cặp đôi luôn nhấn mạnh ý tưởng trang trí cho bữa tiệc dựa trên tinh thần tự do và phong cách bohemian của cô dâu, sau đó wedding planner sẽ hiện thực hóa ý tưởng thành đám cưới.
Để có một buổi lễ thân thiện, ấm cúng mà đặc biệt, Thu Hằng cảm thấy việc làm cô áp lực nhất là cách kết nối mọi người với phong cách đám cưới hiện đại, để các thế hệ đều hiểu, cùng cảm thấy thích mà không thành lố. Ban đầu, dự định của Tân và Hằng là chia đám cưới thanh hai tiệc, vì cả hai lo lắng phụ huynh và khách mời sẽ cảm thấy không thoải mái. Nhưng sau đó cả hai quyết định làm chung một tiệc. Lý do đầu tiên vì đỡ tốn kém hơn và thứ hai vì cặp đôi cũng muốn tìm ra cách để không phân biệt thế hệ, tất cả mọi người vẫn vui vẻ trong cùng một không gian tiệc cưới, đó mới là điều đáng thử. Số lượng khách mời ban đầu khoảng 120-150 người, trong đó có cả khách mời của bố mẹ và cô dâu chú rể. Để chốt được con số này, cả hai phải chọn lọc rất kỹ càng. Hằng kể lại: "Thú thực, lúc đó bọn mình cũng khá áp lực, vì phụ huynh dù sao vẫn theo truyền thống nhiều, mời người này lại sợ mất lòng người kia. Nhưng cũng may, gia đình cả hai đều khá thoáng trong lối suy nghĩ và đặc biệt, rất tin tưởng, tôn trọng ý kiến của các con, nên việc tổ chức không còn khó khăn, thậm chí bố mẹ còn thích vì gia đình hai bên cũng toàn nghệ sĩ".
Như đám cưới thông thường, cặp đôi giữ nguyên những lễ nghi truyền thống, đó là đón khách - làm lễ - đãi tiệc, nhưng được thêm chút gia vị mới mẻ. Lúc làm lễ, thay vì mọi người vào bàn phân tâm thì MC sẽ mời mọi người đứng hai bên để cùng đón cô dâu chú rể ra, sao đó sẽ quây quần lại chứng kiến hôn lễ và nâng ly chúc phúc cặp đôi. Lựa chọn cách này, lễ ăn hỏi 9 tráp đặc biệt Thu Hằng cho rằng sẽ tạo một phản xạ nhắc nhở khách mời lý do tới dự tiệc và gia đình hai bên cũng cảm thấy được tôn trọng hơn. Khi lễ xong là tới phần tiệc. Lúc này cô dâu chú rể chọn bật nhạc Jazz hoặc Indie đủ nghe để mọi người không phân tâm. Phong cách sắp xếp bàn tiệc cũng là yếu tố quan trọng để tạo cảm giác gần gũi, giúp mọi người có cơ hội giao tiếp, trò chuyện. Để đáp ứng được điều này, cô dâu chọn bàn dài thay vì bàn tròn truyền thống.
Màn biểu diễn sôi động đến nỗi các khách mời lớn tuổi cũng tham gia nhiệt tình. Sau những giờ phút vui vẻ, cặp đôi cùng gia đình và một số bạn bè thân thiết còn nán lại tiệc, quây quần bên nhau và những bản tình ca vang lên đến tận khuya.
- Cô dâu xinh đẹp của Kiên Ứng kể về đám cưới
- Cặp đôi Singapore bao trọn một resort ở Đà Nẵng tổ chức cưới
- Đám cưới 13 tỷ đồng xa hoa của tài tử Vương Dương Minh
Không như nhiều cặp đôi khác, cặp đôi Tân và Hằng chọn cách tổ chức đám cưới theo xu hướng hiện đại, trẻ trung, là nơi mọi người giao tiếp chuyện trò để cùng chung vui trong ngày trọng đại nhất cuộc đời. Cả hai chuẩn bị trong thời gian không gian, nhưng đã tạo ra một bữa tiệc ấn tượng cả về trang trí lẫn phong cách.
Cô dâu Thu Hằng chia sẻ: "Mình là diễn viên múa, còn chồng làm về IT. Nhưng ngoài công việc chính, cả hai đều có những sở thích và đam mê riêng khác nữa. Hai đứa cứ mải mê yêu, mà chưa bao giờ ngừng lại một phút để tự hỏi, vì sao mình lại thích nhau. Có lẽ ấn tượng của mình về anh ấy là một người đàn ông lạc quan, luôn cười ở mọi nơi, mọi lúc. Và anh ấy lúc nào cũng giữ khư khư bên mình một vật bất ly thân, đó là máy ảnh. Anh ấy có niềm đam mêm lớn với nhiếp ảnh và không ngừng học hỏi kinh nghiệm, tất cả chỉ để làm nhiếp ảnh gia dành riêng cho mình. Còn khi về nhà, anh ấy gắn liền với hình ảnh cầm đàn và hát. Đàn guitar là đam mê thứ hai, gắn liền với cuộc đời và cũng không thể thiếu của anh ấy. Có đôi khi, mình đã hình dung về hình ảnh người đàn ông đẹp lão, đầu bạc, tóc trắng, ôm cây đàn ngồi bên cửa sổ".
Khi tự kể về bản thân, Thu Hằng tự nhận mình là một người hoang dã, sống không có quá nhiều quy tắc. Cô nói vui: "Đôi khi bạn bè hay trêu mình rằng vào rừng mà ở! Chủ nghĩa tinh thần của mình là sự tự do, phóng khoáng và khá độc lập. Mình luôn cảm thấy đầy cảm hứng với hình ảnh những con người du mục tự do, phóng khoáng, những cô gái phong cách bohemian vui tươi, đầy màu sắc, yêu thiên nhiên và luôn tìm ra những điều đẹp nhất dù chỉ là chiếc lá khô. Cách sống như vậy cũng ảnh hưởng nhiều đến gu thẩm mỹ của mình. Từ đó, mình hướng đến một đám cưới đậm chất du mục, tự do, phóng khoáng".
Bộ màu trang trí tiệc cưới gồm nhiều gam màu khác nhau, trong đó sắc màu chủ đạo là xanh - hồng - tím. Đó là những màu sắc mà cô dâu yêu thích. Phụ kiện trang trí tổng thể cho đám cưới do wedding planner chuẩn bị, cô dâu và chú rể cũng có đồng góp một số đồ nhỏ xinh "cây nhà lá vườn" để trang trí cho góc nhỏ để ảnh cưới, tượng trưng cho sở thích của mỗi người.
Đám cưới của Tân và Hằng diễn ra vào ngày 26/12/2015, tại một nhà hàng mộc mạc, đơn giản mà thân thiện, gần gũi. Thời gian hai người yêu nhau đủ lâu nên việc quyết định cưới rất nhanh. Từ lúc cặp đôi chuẩn bị đến ngày cưới là khoảng 3 tháng. Hằng kể, từ trước đến giờ, cả hai người đều không định hướng đám cưới theo phong cách truyền thống Việt Nam vì tự thấy cô dâu chú rể Việt "khổ" quá. Hằng muốn chú trọng tới bữa tiệc cưới. Cô dự định mang lại một cái nhìn khác biệt hơn về đám cưới hiện đại. Đó sẽ là nơi cô dâu chú rể thực sự được tôn trọng, được chú ý và chúc phúc. Còn khách mời sẽ cảm thấy mình là vị khách được mời tới dự bữa tiệc chung vui cùng cô dâu chú rể.
"Mình không muốn một đám cưới truyền thống kiểu công nghiệp, việc ai nấy làm, khách chỉ cắm cúi ăn trong giờ phút làm lễ thiêng liêng, đúng nghĩa đi ăn "cơm bụi giá cao". Còn sau đó cô dâu chú rể cùng gia đình phải ôm váy đi khắp khán phòng để chúc rượu với cái bụng đói meo. Cô dâu thì nặng nhọc, khổ sở với váy cưới và giày cao, ngoảnh đi ngoảnh lại, khi chẳng còn khách nào, gia đình mới được ăn", cô dâu Hằng chia sẻ.
Chia sẻ về hành trình này, Hằng kể: "Để tìm được một nơi thiên nhiên giữa lòng Hà Nội mà lại không xa trung tâm quá là điều rất khó. Cuối cùng mình đã tìm thấy một nhà hàng trên đường Âu Cơ, mang tên Rừng, giống như một khu rừng nhỏ giữa lòng đô thị chật hẹp toàn nhà cao tầng. Bản thân mình vốn thích những màu sắc, thổ cẩm, nên khi nhìn thấy không gian với những điều yêu thích đó, mình thấy yêu nhau từ khi bước đến cổng. Hai đứa bắt đầu lên kế hoạch. Việc đầu tiên là liên hệ với chủ nhà hàng. Cũng may mắn khi cô chủ và cả hai đều hợp nhau về quan niệm cưới xin, nên mọi việc diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Điều mình mong muốn nhất là ngoài ngày vui trở nên ý nghĩa thì việc đề cao sự thoải mái của khách mời cũng quan trọng không kém. Mình cũng hy vọng đám cưới của mình sẽ thay đổi được quan niệm cưới của nhiều người sau này".
Như bao cặp đôi khác, Tân và Hằng chuẩn bị chụp ảnh cưới, may trang phục ngày cưới. Váy cưới của cô dâu được đặt may trước một tháng. tráp trầu cau Trước lễ đón dâu 2 tiếng, Thu Hằng vẫn còn "lăng xăng" ở ngoài đường để tìm váy cho tiết mục nhảy đặc biệt trong tiệc. Cặp đôi chọn dịch vụ wedding planner để lo liệu cho toàn bộ tiệc cưới. Ekip thực hiện cũng chính là người của nhà hàng nơi diễn ra tiệc cưới. Khi trao đổi, cặp đôi luôn nhấn mạnh ý tưởng trang trí cho bữa tiệc dựa trên tinh thần tự do và phong cách bohemian của cô dâu, sau đó wedding planner sẽ hiện thực hóa ý tưởng thành đám cưới.
Để có một buổi lễ thân thiện, ấm cúng mà đặc biệt, Thu Hằng cảm thấy việc làm cô áp lực nhất là cách kết nối mọi người với phong cách đám cưới hiện đại, để các thế hệ đều hiểu, cùng cảm thấy thích mà không thành lố. Ban đầu, dự định của Tân và Hằng là chia đám cưới thanh hai tiệc, vì cả hai lo lắng phụ huynh và khách mời sẽ cảm thấy không thoải mái. Nhưng sau đó cả hai quyết định làm chung một tiệc. Lý do đầu tiên vì đỡ tốn kém hơn và thứ hai vì cặp đôi cũng muốn tìm ra cách để không phân biệt thế hệ, tất cả mọi người vẫn vui vẻ trong cùng một không gian tiệc cưới, đó mới là điều đáng thử. Số lượng khách mời ban đầu khoảng 120-150 người, trong đó có cả khách mời của bố mẹ và cô dâu chú rể. Để chốt được con số này, cả hai phải chọn lọc rất kỹ càng. Hằng kể lại: "Thú thực, lúc đó bọn mình cũng khá áp lực, vì phụ huynh dù sao vẫn theo truyền thống nhiều, mời người này lại sợ mất lòng người kia. Nhưng cũng may, gia đình cả hai đều khá thoáng trong lối suy nghĩ và đặc biệt, rất tin tưởng, tôn trọng ý kiến của các con, nên việc tổ chức không còn khó khăn, thậm chí bố mẹ còn thích vì gia đình hai bên cũng toàn nghệ sĩ".
Như đám cưới thông thường, cặp đôi giữ nguyên những lễ nghi truyền thống, đó là đón khách - làm lễ - đãi tiệc, nhưng được thêm chút gia vị mới mẻ. Lúc làm lễ, thay vì mọi người vào bàn phân tâm thì MC sẽ mời mọi người đứng hai bên để cùng đón cô dâu chú rể ra, sao đó sẽ quây quần lại chứng kiến hôn lễ và nâng ly chúc phúc cặp đôi. Lựa chọn cách này, lễ ăn hỏi 9 tráp đặc biệt Thu Hằng cho rằng sẽ tạo một phản xạ nhắc nhở khách mời lý do tới dự tiệc và gia đình hai bên cũng cảm thấy được tôn trọng hơn. Khi lễ xong là tới phần tiệc. Lúc này cô dâu chú rể chọn bật nhạc Jazz hoặc Indie đủ nghe để mọi người không phân tâm. Phong cách sắp xếp bàn tiệc cũng là yếu tố quan trọng để tạo cảm giác gần gũi, giúp mọi người có cơ hội giao tiếp, trò chuyện. Để đáp ứng được điều này, cô dâu chọn bàn dài thay vì bàn tròn truyền thống.
Màn biểu diễn sôi động đến nỗi các khách mời lớn tuổi cũng tham gia nhiệt tình. Sau những giờ phút vui vẻ, cặp đôi cùng gia đình và một số bạn bè thân thiết còn nán lại tiệc, quây quần bên nhau và những bản tình ca vang lên đến tận khuya.