Tiết kiệm cùng Tikop với lãi suất 6%/năm

Cách chữa mất ngủ về đêm

Sunshine

Junior Member
Chữa Mất Ngủ Về Đêm Mẹo Hay Cho Người Mất Ngủ


Mất ngủ về đêm là gì?


”Ăn được ngủ được là tiên. Không ăn ngủ được mất tiền thêm lo” – một giấc ngủ sâu là vô cùng cần thiết đối với sức khỏe của mỗi người. Tuy nhiên, một số liệu thống kê cho biết, có tới khoảng 20% dân số gặp phải tình trạng mất ngủ về đêm, và tỷ lệ những người không được hưởng lợi từ giấc ngủ dù mắt vẫn nhắm, miệng vẫn ngáy cũng chiếm tỷ lệ không hề nhỏ.
Và nghiêm trọng hơn cả bởi nếu như trước đây tình trạng khó ngủ về đêm, mất ngủ,… thường chỉ xảy ra ở những người cao tuổi, thì hiện nay càng có nhiều người trẻ phải vật lộn chứng khó ngủ, mất ngủ. Tình trạng khó ngủ, mất ngủ về đêm kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, làm ảnh hưởng tới cuộc sống và hiệu quả công việc. Việc thiếu ngủ ảnh hưởng đến chức năng nội tiết và chuyển hóa, có thể dẫn đến dung nạp glucose, giảm sự nhạy cảm insulin, tăng nguy cơ mắc các bệnh huyết áp cao, xơ vỡ động mạch, tim mạch, tiểu đường, đột quỵ, suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung, suy giảm khả năng tình dục, giảm chức năng miễn dịch, tăng khả năng mắc các bệnh mãn tính…


meo-chua-mat-ngu-ve-dem.jpg


Những biểu hiện của khó ngủ về đêm


Những người vướng phải tình trạng khó ngủ, mất ngủ về đêm thường có các biểu hiện :
Khó ngủ hoặc ngủ không sâu gây ra cảm giác mệt mỏi
Thường xuyên thức dậy lúc nửa đêm
Khó khăn trong việc ngủ lại khi thức dậy đột ngột
Phụ thuộc vào rượu hoặc thuốc ngủ để dễ ngủ
Thức dậy quá sớm vào buổi sáng
Ban ngày mệt mỏi, hay cáu gắt
Khó tập trung vào ban ngày
Nguyên nhân gây mất ngủ về đêm
Tâm lý lo lắng, căng thẳng:
Những biến cố, khó khăn trong cuộc sống như: bệnh tật, sự đau buồn khi mất mát người thân, tai nạn, chấn thương… khiến bạn lo lắng và căng thẳng, tâm trạng bất an, không ổn định lúc buồn lúc vui là những nguyên nhân gây gặp ác mộng khi ngủ, ngủ không sâu giấc.
Một điều nữa, thay vì tạo cho cơ thể sự thoải mái để đi vào giấc ngủ thì chúng ta lại bắt mình phải đi ngủ bằng mọi cách, cuối cùng rơi vào trạng thái lo lắng trường kỳ. Đây gọi là chứng mất ngủ tâm sinh lý, khiến chúng ta căng thẳng hơn. Cảm giác không yên ổn này khiến chúng ta không thể chợp mắt, trằn trọc, khó ngủ.
Mất ngủ về đêm do tuổi tác:


Một nghiên cứu gần đây cho hay, có tới khoảng 48% người trên 50 tuổi gặp phải những biểu hiện của rối loạn giấc ngủ mà điển hình là tình trạng ngủ không sâu giấc. Đây là minh chứng rõ ràng nhất cho những ảnh hưởng của tuổi tác đến giấc ngủ sinh lý của con người.
Khi tuổi càng cao thì sự sản xuất melatonin – loại hormone quan trọng duy trì giấc ngủ sâu cho cơ thể, càng giảm đi vào ban đêm, đồng nghĩa với việc giảm số lượng và chất lượng giấc ngủ.
Thêm nữa, tuổi tác càng cao khiến cho hệ thống thần kinh kiểm soát nhịp sinh học trong ngày của cơ thể, bao gồm cả chu kỳ thức – ngủ trở nên kém hiệu quả.
Thực phẩm có thể dẫn tới mất ngủ về đêm :


Những nghiên cứu khoa học trong nhiều năm qua đã chỉ ra rằng: Những gì chúng ta ăn trước khi ngủ có quan hệ mật thiết tới giấc ngủ của chúng ta, nó có thể khiến giấc ngủ của chúng ta ngon hơn hoặc cũng có thể là nguyên nhân khiến suốt đêm bạn trằn trọc, ngủ không sâu giấc, mất ngủ về đêm. Nếu gặp phải tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc, nguyên nhân có thể đến từ chính các loại thự phẩm có lượng protein cao, các loại thực phẩm có hàm lượng đường lớn, đồ ăn nhiều dầu, mỡ, thức ăn cay hoặc các loại thực phẩm, đồ uống có chứa caffeine, hay đồ ăn sẵn,…
Môi trường xung quanh :


Giấc ngủ sâu chỉ có thể đến khi cơ thể được nghỉ ngơi thực sự, không bị chi phối bởi bất cứ những tác nhân nào. Bởi vậy một môi trường yên tĩnh, thoáng đãng chính là điều kiện lý tưởng. Nếu như môi trường giấc ngủ có sự thay đổi nào đó như: nhiệt độ, ánh sáng, không khí hay tiếng ồn… khiến hệ thần kinh buộc phải hoạt động để có những trả lời thích ứng cho những biến đổi đó. Điều này làm cho giấc ngủ bị gián đoạn, khiến cơ thể rất khó có được giấc ngủ sâu mà thay vào đó là tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn, mộng mị.
Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học:


Lối sống không hợp lý, sinh hoạt thiếu khoa học có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó ngủ, mất ngủ về đêm dù cơ thể không gặp phải bất cứ bệnh lý nào.
Lạm dụng thuốc ngủ để điều trị mất ngủ đêm:


Khi bị khó ngủ, ngủ không sâu giấc chúng ta thường cầu cứu đến các loại thuốc ngủ để đưa mình vào giấc ngủ. Những tác động của giúp cơ thể dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn khiến người dùng lầm tưởng là đã chữa được bệnh. Nhưng nếu lạm dụng trong một thời gian dài cơ thể sẽ ỷ lại vào thuốc và nhờn thuốc, khiến chúng ta phải tăng liều dùng hơn để có hiệu quả. Điều này gây ra những ảnh hưởng không tốt tới giấc khỏe và thậm chí khiến cho tình trạng ngủ không sâu giấc, mất ngủ trở nên trầm trọng hơn.
>> Cách chữa mất ngủ về đêm<<
Chữa mất ngủ về đêm như thế nào?


Chuyện ngủ nghê lúc nào cũng rất quan trọng, nó chính là chìa khóa duy trì sự sống của mỗi người. Vậy phải làm sao để thoát khỏi tình trạng khó ngủ, mất ngủ về đêm ? Một số gợi ý dưới đây sẽ cho bạn chỉ dẫn để đối đãi với vị thượng khách này:
Tạo thói quen ngủ đúng giờ:


Đây là cách tốt nhất để mang lại một giấc ngủ ngon. Việc làm này sẽ khiến cơ thể phải thích nghi và quen với việc đi ngủ đúng giờ. Các nhà khoa học khuyên chúng ta nên đi ngủ trước 11h tối bởi đây là thời điểm cơ thể thải độc, tái tạo năng lượng tốt nhất.
Tăng cường tập luyện thể thao:


Phương thức này sẽ giúp cho cơ thể có một tinh thần thoải mái, giúp tuần hoàn, lưu thông máu tốt đồng thời các cơ cũng sẽ được vận động, giúp cho giấc ngủ buổi tối sâu hơn. Các bài tập thể dục vào buổi sáng sẽ phát huy được hiệu quả tốt nhất cho giấc ngủ.
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học:


Chu kì của giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng bởi những thức ăn mà chúng ta ăn hàng ngày. Chúng ta không thể ngủ khi mà dạ dày vẫn phải tiêu hóa thức ăn, do đó bạn không nên ăn no hoặc uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, chúng ta cần hạn chế các loại đồ uống như cà phê, trà,… bởi nó có chứa lượng chất kích thích lớn, tác động tới hệ thần kinh, nên rất có hại cho sức khỏe và giấc ngủ của bạn.
Tránh lạm dụng thuốc ngủ:


Khi đầu óc quá căng thẳng hay gặp những sang chấn tinh thần quá mạnh bạn hay cầu cứu tới thuốc ngủ để chữa nguy. Việc này có thể giúp chúng ta dễ đi vào giấc ngủ nhưng lại mang đến rất nhiều tác hại gây ảnh hưởng đến dạ dày, ức chế hệ thần kinh, về lâu dài có thể là nguyên nhân khiến cơ thể rơi vào giấc ngủ chập chờn, mộng mị.
Để có thể tạm biệt tình trạng ngủ khó ngủ, mất ngủ về đêm, tìm lại giấc ngủ ngon cho cơ thể thì song song với việc khắc phục những nguyên nhân trên, người bệnh cũng nên sử dụng kết hợp với các loại thực phẩm chức năng được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên để có được hiệu quả tốt nhất.
>>Phương pháp trị mất ngủ đơn giản, hiệu quả<<
(Nguồn: http://thuoctothoaviet.com/)
 
Lần sửa cuối:
Top