Tiết kiệm cùng Tikop với lãi suất 6%/năm

Liệu Tiếng Anh có thể biến mất ở EU hậu Brexit

creative1

Senior Member
Nếu Anh rời khỏi EU, tiếng Anh có nguy cơ bị loại khỏi danh sách 24 espeed đa cấp ngôn ngữ chính thức được liên minh sử dụng trong các hội nghị.

  • Rút khỏi EU, Anh có thể làm đảo lộn trật tự thế giới / Chuyên gia Việt: 'Brexit có thể khiến chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy'

Brexit-dat-dau-het-chho-tieng-1249-1775-1467193913.jpg

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker phát biểu bằng tiếng Pháp trước Nghị viện châu Âu ở Brussels, Bỉ, hôm 28/6. Ảnh: AFP

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker hôm 28/6 ngầm gửi thông điệp cho Anh khi phát biểu bằng tiếng Pháp trước Nghị viện châu Âu ở Brussels, Bỉ, theo Washington Post.

Các quan chức ở Brussels cho rằng một khi Anh rời Liên minh châu Âu (EU), tổ chức này có khả năng sẽ loại bỏ tiếng Anh trong giao dịch cũng như công việc. Viễn cảnh ấy đang tạo ra những cảm xúc buồn vui lẫn lộn.

EU trước đây điều hành công việc bằng tiếng Pháp, thậm chí ngay cả trong nhiều thập kỷ sau khi Anh và Ireland gia nhập liên minh vào năm 1973. trung tâm espeed Tuy nhiên, khi EU mở rộng sang khu vực Scandinavia (Bắc Âu) và Đông Âu, xu thế sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ giao dịch chính thức dường không thể tránh khỏi bởi đây là ngôn ngữ thứ hai của nhiều công dân, nhà ngoại giao cùng các lãnh đạo châu Âu.

Tiếng Anh được dùng phổ biến nhất ở các hội nghị cấp cao EU, như hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp thảo luận về Brexit tại Brussels hôm qua. Tại đây, các lãnh đạo EU đã dùng bữa tối và trao đổi bằng tiếng Anh với Thủ tướng Anh David Cameron.

Tuy nhiên, nếu Anh chấm dứt tư cách thành viên, EU sẽ mất đi quốc gia duy nhất chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức tại các tổ chức trong khối. Theo quy định, mỗi nước được quyền chọn một ngôn ngữ chính thức của họ tại EU. Ireland và Malta, hai nước châu Âu khác có tiếng Anh được sử dụng phổ biến, đã lần lượt chọn tiếng Gaelic và Malta. Mặt khác, các nước này quá nhỏ bé so với cường quốc Pháp và Đức, hai thành viên đã cung cấp hai ngôn ngữ làm việc "không chính thức" khác cho EU.

"Bất chấp kết quả từ cuộc trưng cầu dân ý, người Anh vẫn là bạn của chúng ta dù kết quả ấy khiến ta mất đi một điều gì đó rất quan trọng", ông Juncker phát biểu bằng tiếng Pháp trước Nghị viện châu Âu, khiến nhiều người trong 751 nghị sĩ phải đeo tai phone để nghe phiên dịch.

Juncker, cựu thủ tướng Luxembourg, quốc gia sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau, thường phát biểu theo trình tự bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức dù khả năng tiếng Anh của ông kém hơn hai thứ tiếng còn lại.

Nhưng các lãnh đạo cấp cao EU khác, trong đó có Chủ tịch Hội đồng châu Âu, cựu thủ tướng Ba Lan Donald Tusk lại chỉ sử dụng tiếng Anh trong các phát biểu nơi công cộng.

Những trợ lý cho biết bài phát biểu không dùng tiếng Anh của ông Junkcer là một động thái có chủ đích nhằm gửi thông điệp tới nước Anh.

"Tiếng Anh có thể sẽ không còn là ngôn ngữ làm việc thứ ba (ngoài tiếng Pháp và Đức) tại Nghị viện châu Âu", Jean-Luc Melenchon, chính trị gia người Pháp, đồng thời cũng là nghị sĩ châu Âu, viết trên mạng xã hội Twitter.

"Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của chúng ta vì nó được Vương quốc Anh chọn. Nếu không còn Vương quốc Anh nữa, chúng ta cũng sẽ không thể dùng tiếng Anh", Danuta Hubner, chủ tịch Ủy ban các Vấn đề Hiến pháp thuộc Nghị viện châu Âu, nói.

Quy định của EU đòi hỏi thông tin truyền đạt phải được dịch sang tất cả 24 ngôn ngữ chính thức tồn tại trong liên minh. https://www.youtube.com/watch?v=Vn_mx8BCoHs Khối lượng công việc quá lớn này khiến Ủy ban châu Âu trở thành tổ chức sử dụng nhiều phiên dịch viên nhất thế giới.

Người Anh hôm 23/6 đã tổ chức cuộc trưng cầu dân ý, với 52% cử tri nhất trí với phương án rời khỏi EU, hay còn gọi là Brexit. Một khi Anh kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon, EU sẽ lần đầu tiên trong lịch sử tổ chức đàm phán để "chia tay" một thành viên của mình, và quá trình này có thể sẽ kéo dài trong hai năm.
 
Top