Tiết kiệm cùng Tikop với lãi suất 6%/năm

Khắc phục sự cố tại nhà khi Thuê Laptop

TVJSC

Junior Member
Power Options (chế độ năng lượng) bao gồm 3 chế độ chính mà windows cung cấp cho người dùng đó là Blanced, Power sever và Hight performance. Bạn có thể lên kế hoạch dễ dàng để tiết kiệm Pin cho máy tính Laptop hoặc thiết lập để tiết kiệm điện năng cho máy tính PC.


Hight performance: Khi sử dụng ở chế độ này, máy tính của bạn sẽ hoạt động đạt hiệu suất cao nhất và mạnh mẽ nhất nhưng đồng nghĩa với việc sẽ rất ngốn Pin và điện. Chế độ này sẽ luôn ép CHÍP xử lý mọi việc ở xung nhịp cao nhất dẫn đến nóng máy hơn. Nếu thường xuyên xử dụng ở chế độ này thì máy tính của bạn sẽ sớm hỏng hơn so với quy định :D, và mình khuyến khích các bạn chỉ bật chế độ này khi bạn chạy các ứng dụng nặng và cần thiết thôi nhé.
Tips: Cách tiết kiệm Pin cho Laptop hiệu quả nhất trên Windows 7


Mức độ sử dụng tài nguyên hệ thống
Các bạn có thể theo dõi biểu đồ sử dụng xung nhịp ở các chế độ trên như sau. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Del và chọn Tab “Performance” để xem mức độ sử dụng Ram, HDD, CPU…. Nếu như bạn sử dụng các phiên bản Windows thấp hơn như XP, Win 7 thì có thể sử dụng CPU Z để xem nhé.


Mình lấy ví dụ như máy tính của mình đang sử dụng chíp Intel Core i5 và tốc độ xử lý (xung nhịp) là 2.2 GHz. Thì khi ở chế độ:


+ Blanced (recommended): Xung nhịp dao động từ 0.77 đến 1.08 GHz.


+ Power Sever: Xung nhịp gần như luôn ở mức thấp nhất đó là 0.77 GHz.


Power Sever
Power Sever
.
+ Hight performance: Xung nhịp gần như luôn ở mức cao nhất, cho dù bạn không sử dụng bất kỳ một ứng dụng gì thì nó cũng không giảm.

Ngoài ra bạn cũng có thể thiết lập lại các thông số như độ sáng màn hình, chọn chế độ tắt… cho 3 chế độ trên. Và nếu thích thì bạn cũng có thể tự tạo cho mình một “Power Plan” riêng (theo tên mình chẳng hạn :D)
Bài viết nên xem: 2 cách cài đặt cảnh báo hết pin cho Laptop chuyên nghiệp nhấtNếu bạn là người sử dụng máy tính thường xuyên thì mình tin đã ít nhất một lần gặp “Safe mode” trước khi khởi động vào Windows rồi đúng không? Safe mode thường xuất hiện khi máy tính bị tắt đột ngột do mất điện hay máy tính bị hết Pin. Vậy Safe mode là gì? và nó có tác dụng như thế nào trên máy tính của bạn? Bài viết này blogchiasekienthuc.com sẽ giúp bạn hiểu cặn kẽ về chế độ này cũng như cách vào chế độ Safe mode trên Windows XP/ 7/ 8/ 8.1…


Chế độ Safe Mode là gì?
Safe mode hay còn gọi là chế độ an toàn, với chế độ này bạn có thể truy cập vào máy tính mà không cần bất cứ một phần mềm thứ 3 nào và hệ điều hành chỉ nạp vào chương trình những file, trình điều khiển thiết bị (driver) căn bản và cần thiết nhất. Chính vì thế mà một khi bạn bị lỗi và không thể truy cập vào Windows được thì có thể vào chế độ Safe mode để copy dữ liệu, gỡ bỏ phần mềm, diệt virus cũng như thiết lập và sửa chữa lại Windows.

Có mấy loại Safe mode ?
Ở các phiên bản Windows hiện nay thì khi truy cập vào Safe mode sẽ có 3 chế độ cho bạn lựa chọn đó là:


Safe mode: Chế độ thông thường như đã định nghĩa ở bên trên, chế độ này sẽ nạp driver và các file thiết yếu nhất để khởi động vào hệ điều hành.
Safe mode with Networking: Khi bạn sử dụng chế độ này, ngoài việc nạp file, driver như chế độ Safe mode thông thường, sẽ có thêm các dịch vụ giúp bạn có thể làm việc trong mạng (có internet).
Safe mode with Command Prompt: Chế độ này sẽ cho phép Windows chạy chương trình và gọi thêm file cmd.exe để hoạt động trong môi trường giao diện dòng lệnh, tất nhiên người dùng phải thông thạo các lệnh trên Dos.
Ngoài ra khi bạn khởi động vào chế độ Safe mode sẽ có các tùy chọn rất hữu ích như: Enable Boot Logging, Enable VGA Mode, Last Known Good Configuration, Debugging Mode…


Enable Boot Logging: Tất cả những trình điều khiển thiết bị và dịch vụ được nạp lên sẽ ghi lại trong file có tên ntbtlog.txt rất hữu ích để chúng ta có thể đọc và tìm ra chính xác nguyên nhân gây trục trặc cho hệ thống.
Enable VGA Mode: Khởi động và nạp driver căn bản của Windows cho card tăng tốc đồ họa. Nó khá hữu dụng để xác định có phải trước đó bạn đã cài một driver mới cho card tăng tốc đồ họa và đó chính là nguyên nhân gây ra sự cố.
Last Known Good Configuration: Máy tính được khởi động và dùng các thông tin trong Registry mà Windows lưu lại từ lần tắt máy hoàn chỉnh gần đây nhất.
Directory Service Restore Mode: Khởi động và có thể phục hồi qua System Restore.
Debugging Mode: Có thể phục hồi thông qua Remote Install Service.
Khi nào thì sử dụng đến Safe mode?
Máy tính bị lỗi màn hình xanh không thể truy cập vào được Windows (nguyên nhân gây ra lỗi màn hình xanh). Lúc này bạn cần vào Safe mode để gỡ bỏ các phần mềm hoặc driver gây ra tình trạng trên. Bạn nhớ lại xem trước khi bị lỗi mình đã làm gì với máy tính, có cài thêm gì không thì gỡ hết ra.


Máy tính bị virus và bạn không thể cài bất cứ phần mềm nào, lúc này bạn cũng cần truy cập vào chế độ Safe mode sau đó sử dụng đĩa cứu hộ để diệt virus cho máy.


Tip: Hướng dẫn tạo một chiếc USB BOOT đầy đủ chức năng


Cách vào chế độ Safe mode
Cách vào Safe mode trên Windows XP
safe mode windows xp
Rất đơn giản để truy cập vào chế độ Safe mode trên Windows XP bạn chỉ cần khởi động lại máy và nhấn nhanh (có thể nhấn liên tục) phí F8 sau đó chọn chế độ Safe mode mà bạn muốn vào.


Bài viết nên đọc: BIOS là gì? Cách truy cập vào BIOS của máy HP, Sony…


Cách vào Safe mode trên Windows 7
safe mode windows 7
Safe mode windows 7
Cũng tương tự như Windows XP, Windows 7 bạn có thể làm tương tự như hướng dẫn bên trên. Sử dụng phím F8 nhé.


Cách vào Safe mode trên Windows 8 / 8.1
Trên Windows 8 hay 8.1 bạn làm như sau: Mở hộp thoại run > sử dụng lệnh msconfig > nhấn Enter.


Tại cửa sổ ” System Configuration” bạn vào tab “Boot” sau đó check vào ô “Safe boot” tại đây bạn có thể chọn:


Minimal: Truy cập vào chế độ Safe mode thông thường.
Netword: Truy cập vào chế độ Safe mode có thể kết nối được internet.

Nhấn Apply > OK > chương trình sẽ đưa ra một cửa sổ yêu cầu bạn Reset máy để áp dụng việc thiết lập, bạn chọn “Restart” khởi động lại máy để vào chế độ Safe mode (khi khởi động lại máy tính sẽ tự động truy cập vào chế độ safe mode cho bạn).


Sau khi bạn đã fix lỗi xong và cảm thấy oK rồi và muốn vào lại Windows như bình thường thì thực hiện lại thao tác trên, sau đó bỏ check ở ô ” Safe boot” đi và reset lại máy.



Tiếp theo tại cửa sổ Command Prompt bạn nhập dòng lệnh sau : bcdedit /set {default} bootmenupolicy legacy > nhấn Enter.

OK, giờ bạn có thể Reset lại máy tính và nhấn F8 để truy cập vào Safe mode rất dễ dàng rồi. Nếu bạn muốn quay trở lại thiết lập mặc định của Windows thì sử dụng lệnh sau: bcdedit /set {default} bootmenupolicy standard


Xem thêm: Cho thuê máy chiếu Cho thuê Laptop Cho thuê TiVi LCD Sửa chữa máy chiếu
 
Top