Tiết kiệm cùng Tikop với lãi suất 6%/năm

3 điều các mẹ nên biết về bệnh viêm da cơ địa ở trẻ

tungkolia

Member
Hiện nay càng có nhiều người bị viêm da cơ địa đặc biệt là ở trẻ em, bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên nó lại gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống khiến cho chất lượng sống của trẻ bị giảm đi, những triệu chứng khiến trẻ khó chịu như ngứa, những vết ban, nổi mụn nước bị vỡ ra rất dễ bị viêm nhiễm, nhiễm trùng và dễ tái phát khiến cho bé quấy khóc và rất có thể dẫn đến nhiễm trùng.
eczema-o-tre-so-sinh.jpg

Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm da cơ địa như viêm mũi dị ứng, di truyền, hane xuyễn, tuy nhiên yếu tố mà khiến cho trẻ dễ bị mắc chứng bệnh này nhất đó chính là di truyền. Theo như khảo sát và nghiên cứu thì có tới 60% trẻ đang bị mắc chứng bệnh viêm da cư địa đều có bố mẹ hoặc người trẻ bị căn bệnh này. Và tất cả đều liên quan đế những vấn đề khiếm khuyết của gen làm thiếu hụt các chất thiết yếu ở nơi hàng rào bảo vệ da khiến da dễ bị tổn thương,

Các tác nhân bên ngoài như do thời tiết, dị ứng với các loại đồ ăn thức uống cũng là những điều khiến cho bạn dễ bị mắc chứng bệnh viêm da cơ địa, và khiến bạn tái phát nặng thêm. Vì vậy khi bị bệnh viêm da cơ địa bạn nên tránh xa những tác nhân khiến cho bệnh ngày càng phát triển mạnh như thức ăn, hóa chất, một số loại sợi vải, thời tiết, lông thú và những loại nấm mốc.

Tiếp xúc với các loại hóa chất: Nếu công việc của bạn thường xuyên phải tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa thì bạn cũng có thể rất dễ bị mắc chứng bệnh này. Do các chất tẩy rửa sẽ khiến cho làn da của bạn bị tổn thương, gây nên các bệnh về viêm da.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da cơ địa.
Hiện nay vẫn chưa có các phương pháp xét nghiệm để xác định được xem bạn có bị bệnh viêm da cơ địa mà các bác sĩ chỉ dựa trên các triệu chứng và tiền sử bệnh trong gia đình để xác định xem người bệnh có bị căn bệnh này không. Các triệu chứng của bệnh rất giống với các căn bệnh về da thường gặp như dị ứng, mầm ngứa, côn trùng cắn. Chính vì vậy mà nhiều người thường nghĩ đơn giản nên không đi điều trị mà điều trị tại nhà khiến cho bệnh ngày càng nặng hơn.
Xem thêm: Cách trị bệnh viêm da cơ địa bằng lá trầu không.

Những vị trí mà bệnh hay khởi phát là những vị trí dễ thấy như trên mặt, khủy chân, khủy tay, nếp gấp da ở cổ, mắt cá chân, lòng bàn tay, da đầu là những vùng mà bệnh dễ khởi phát nhất. Ngoài ra nếu như bệnh tái phát có thể sẽ nặng thêm khiến cho các vết sần, mụn nước bắt đầu tiết ra, da bị phù nề và đóng vảy khiến bệnh nặng thêm.

Bé bị viêm da cơ địa có các triệu chứng điển hình nhất để nhận diện là da khô sần, ngứa ngáy, những mảng đỏ viêm da xuất hiện trên má, trên mặt, khuỷu chân, khuỷu tay, nếp gấp da ở cổ, mắt cá chân, lòng bàn tay, bàn tay, da đầu, gáy… Trong trường hợp nặng có thể lan hết toàn thân bé. Lúc bệnh bùng phát, mẹ có thể nhận thấy phần da viêm đỏ lan rộng ra không rõ ranh giới. Những vết sần, mụn nước bắt đầu tiết dịch, da bị phù nề, đóng vảy tiết.

Vào những ngày đông, bệnh có xu hướng bùng phát mạnh hơn, nhất là khu vực miền Bắc. Vì lúc này, thời tiết hanh khô làm da bé đã khô còn thêm khô. Bên cạnh đó, bé lại thường được mẹ cho mặc đồ len, dạ, quấn khăn giữ ấm… đây là những chất liệu rất dễ gây dị ứng, kích thích làn da mỏng manh của bé. Vào những lúc giao mùa, viêm da cơ địa cũng rất dễ phát triển nặng hơn do làn da bé nhạy cảm với thời tiết hoặc dị ứng với các loại nấm mốc phát triển quanh nhà mà mắt thường khó nhận ra.

3. Viêm da cơ địa có thể trị dứt hay không?
Khoảng 50% các bé nhỏ mắc bệnh viêm da cơ địa sẽ khỏi bệnh khi đến tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bệnh kéo dài đến tuổi trưởng thành hoặc đến suốt đời. Tuy hiện nay khoa học chưa tìm ra cách chữa dứt điểm chứng bệnh này, nhưng với sự đồng hành từ gia đình trong việc chăm sóc bé hằng ngày, bé vẫn có cuộc sống vui khỏe.

Đầu tiên, bố mẹ nên cho bé đến bệnh viên uy tín để xét nghiệm xem bé có dị ứng với những tác nhân nào hay không? Ví dụ như nhiều bé hay dị ứng với sữa bò, nấm mốc, con mạt, trứng,…từ đó không cho bé tiếp xúc với những món đó trong quá trình chăm sóc bé hằng ngày. Việc chăm sóc da hàng ngày gồm 3 bước cực kì cần thiết là: vệ sinh da, dưỡng ẩm, giúp cho bé không bị ngứa – cào, gãi làm trầy xước da và làm da bị tổn thương nặng thêm.
 
Top