Tiết kiệm cùng Tikop với lãi suất 6%/năm

“Bật mí” cách hô biến 3,5 tỉ USD “Bật mí” cách hô biến 3,5 tỉ USD


chuyển tiền quốc tế TPTrans chia sẻ bài viết “Bật mí” cách hô biến 3,5 tỉ USD

Các nhà điều tra quốc tế phát hiện ít nhất 3,5 tỉ USD thuộc “Bật mí” cách hô biến 3,5 tỉ USD1MDB đã bị “hô biến” vào nhiều tài khoản cá nhân.

39f0b83e-5275-49cf-8ac7-2a20e1c2042c.jpg
Thủ tướng Malaysia Najib Razak (giữa) trong lần dự lễ ký kết hợp tác giữa 1MDB với một tập đoàn của Trung Quốc
Theo báo Wall Street Journal, hồ sơ điều tra của Bộ Tư pháp Mỹ kết luận 1 tỉ USD của Quỹ 1Malaysia Development Berhad (1MDB) đã chui vào túi riêng của Thủ tướng Malaysia Najib Razak theo nhiều con đường khác nhau. Ông Najib bị chỉ đích danh là “vị quan chức Malaysia số 1” được nhắc đến trong vụ án do Bộ Tư pháp Mỹ khởi tố hồi tháng 7 vừa qua.
Hiện các nhà điều tra thuộc bảy quốc gia đang tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra với số tiền khổng lồ thất thoát từ 1MDB, riêng Mỹ đã đóng băng 1 tỉ USD tài sản của quỹ này tại New York và Beverly Hills, trong đó gồm bất động sản cao cấp, máy bay, tác phẩm nghệ thuật...

Đường đi lắt léo của tiền

Theo một số nội dung điều tra đã được công bố, quỹ nhà nước 1MDB của Malaysia là một “cỗ máy” hút tiền khổng lồ, cứ mỗi lần nó nhận được một khoản vay thì phần lớn trong số đó nhanh chóng bị “thủ tiêu”. Dòng tiền thất thoát đi theo con đường vòng qua các ngân hàng tư nhân, công ty và quỹ bình phong. Khoảng 1 tỉ USD đã “đáp” vào tài khoản cá nhân của ông Najib Razak tại ngân hàng Malaysia AmBank Bhd trong khoảng thời gian 2011-2015.

Các quốc gia và vùng lãnh thổ nằm trong sơ đồ rửa tiền của 1MDB gồm Singapore, Thụy Sĩ, Saudi Arabia, Thái Lan, quần đảo Seychelles, quần đảo Virgin và Curaçao. Ngoài túi riêng của thủ tướng Malaysia, số tiền còn lại trong 3,5 tỉ USD chủ yếu đi vào tài khoản của các cá nhân có liên quan đến đường dây tham nhũng này, theo báo cáo điều tra của Bộ Tư pháp Mỹ. Gần đây Singapore đã kết án một ông trùm ngân hàng vì tội rửa tiền cho 1MDB, còn chính quyền Abu Dhabi bắt giữ và đóng băng tài sản của một quan chức cao cấp có dính dáng đến quỹ này.

Dựa trên tài liệu ngân hàng, hồ sơ điều tra của hai quốc gia và bản cáo trạng dài 136 trang của Bộ Tư pháp Mỹ, báo Wall Street Journal dựng lại một kịch bản rửa tiền tiêu biểu gọi là “Phi vụ bất động sản Abu Dhabi” của 1MDB như sau: 1MDB bán 3 tỉ USD trái phiếu thông qua Ngân hàng Goldman Sachs để đầu tư vào một dự án bất động sản hợp tác với Abu Dhabi. Sau khi trả cho Goldman Sachs khoản phí trung gian khá lớn, 1MDB lập tức chuyển một nửa số tiền thu được vào hàng loạt quỹ, công ty bình phong và các trung gian khác ở quần đảo Virgin và Curaçao.

Sau một thời gian cho tiền chạy lòng vòng, cuối cùng 1,27 tỉ USD “hạ cánh” xuống một công ty tên Tanore Finance Corp. ở quần đảo Virgin. Công ty Tanore sau đó chuyển 680 triệu USD vào nhiều tài khoản của Thủ tướng Najib. Vài tháng sau, 620 triệu USD được chuyển trả lại Tanore trước khi biến mất vào “mê cung” các công ty bình phong.

Dân Malaysia nổi giận

Theo tài liệu điều tra, thủ tướng Malaysia dùng tiền bẩn trong tài khoản Ngân hàng AmBank để chi cho mục đích cá nhân và chính trị. Người ta đã lần ra dấu vết của hơn 500 giao dịch chuyển tiền như vậy. Ông Rajib bị cáo buộc đã viết chi phiếu cho các chính trị gia trong đảng của ông và tiêu xài hàng triệu USD. Có thể liệt kê một số như giao dịch 130.625 USD trong một cửa hiệu Chanel ở quần đảo Hawaii, hóa đơn 750.000 euro trong một cửa hàng trang sức ở Thụy Sĩ...

Trong lần trả lời phỏng vấn trên Đài BBC cách đây vài ngày, Bộ trưởng An sinh đô thị, nhà ở và chính quyền địa phương Malaysia, ông Abdul Rahman Dahlan thừa nhận ông Najib Razak chính là “quan chức Malaysia số 1” được nhắc đến trong hồ sơ điều tra của Bộ Tư pháp Mỹ. Tuy nhiên, Bộ trưởng Rahman Dahlan không đề cập đến chuyện ông Najib có phạm pháp hay không, chỉ khẳng định rằng nhà lãnh đạo Malaysia không phải mục tiêu của vụ án tại Mỹ.

Hãng tin AFP bình luận rằng phát ngôn của vị chức sắc cấp cao Malaysia sẽ càng thổi bùng làn sóng kêu gọi Thủ tướng Najib từ chức và ra trước... vành móng ngựa. Hàng chục ngàn người từng làm tê liệt thủ đô Kuala Lumpur trong hai ngày của tháng 8-2015 để phản đối vụ xìcăngđan tham nhũng này. Mới tuần trước, hàng trăm người, chủ yếu là các sinh viên Malaysia, xuống đường biểu tình yêu cầu xác định và bắt giữ người nào là “quan chức Malaysia số 1”.

Hiện vẫn chưa rõ tại sao ông Rahman Dahlan, một người có tiếng trung thành với Thủ tướng Najib, lại tiết lộ thân phận “sếp” mình. Thông tin này nhanh chóng chiếm giữ trang nhất tất cả các báo ở Malaysia cuối tuần vừa qua và là chủ đề nóng trên mạng xã hội Twitter. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng chưa có dấu hiệu nào cho thấy ông Najib sẽ mất quyền lực trước kỳ bầu cử sắp tới, dự kiến khoảng giữa năm 2018.

>>>>>xem thêm

Vì sao ông Tập Cận Bình tổ chức G20 tại Hàng Châu dù khó đảm bảo an ninh?
Công ty Nhật có thể tháo chạy khỏi Anh vì Brexit

 
Top