Tiết kiệm cùng Tikop với lãi suất 6%/năm

Cơ chế trao đổi chất quyết định hiệu quả giảm cân

suckhoehanhphuc

Senior Member
Phương pháp giảm cân - Làm sao có thể giảm cân nếu không hiểu biết về cơ chế trao đổi chất của cơ thể. Nhận diện được chúng, sẽ giúp bạn đốt hiệu quả đám mỡ “cứng đầu”.
trao-doi-chat-de-giam-can(1).jpg
Cơ chế trao đổi chất quyết định hiệu quả giảm cân
Hệ thống đóng vai trò quan trọng trong trao đổi chất bao gồm: gan, tuyến thượng thận, tuyến giáp, cơ bắp.

Thứ nhất là gan.

Gan đóng vai trò là cơ quan thải độc của cơ thể, sản xuất ra ¾ lượng hóc môn tuyến giáp, thực hiện 600 chức năng chuyển hóa. Khi gan tồn nhiều chất độc, thức ăn chế biến, thuốc, rượu, đường, và hóc môn gây căng thẳng, thì sẽ rơi vào tình trạng suy yếu. Biểu hiện ra bên ngoài sẽ là tăng cân ở vùng eo và đùi, có mỡ bụng, da xuất hiện mẩn ngứa, tâm trạng buồn bực, lượng đường trong máu không ổn định, bị mất ngủ, không thể giảm cân, hoặc có mức trao đổi chất cao.

Như vậy phải giữ gan luôn ở trạng thái khỏe mạnh, nếu muốn có cơ chế trao đổi lành mạnh, và khả năng đốt cháy mỡ tốt. Theo đó, phải loại bỏ các thức ăn có chất kích thích, thức ăn chế biến…

Thứ hai là tuyến thượng thận

Có chức năng giúp điều hòa hóc môn steroid (để giảm béo) và hóc môn giảm căng thẳng giúp cân bằng trao đổi chất. Tuyến thượng thận đóng vai trò chủ đạo, duy trì một cơ chế trao đổi chất lành mạnh. Các hóc môn do tuyến thượng thận tiết ra có tác dụng điều hòa giúp cơ thể cân bằng hóc môn, trao đổi chất ở mức tốt nhất, hoặc ngược lại trao đổi chất thấp, không hiệu quả. Hóc môn tiết ra xấu hay tốt là do thói quen hàng ngày, loại thức ăn tiêu thụ, lượng tập thể dục, và lối sống quyết định hoạt động của tuyến thượng thận.

Thứ ba là sự ảnh hưởng của tuyến giáp lên cơ chế trao đổi chất của cơ thể.

Tuyến giáp là tuyến trao đổi chất chủ đạo kiểm soát nhiệt độ của cơ thể, các chức năng trao đổi chất và khả năng đốt mỡ. Các hóc môn của tuyến giáp hoạt động trên hầu hết các tế bào trong cơ thể nhằm tăng cường hoạt động của tế bào hoặc tăng cường trao đổi chất. Nếu cơ thể có quá ít hoặc quá nhiều hóc môn tuyến giáp, thì quá trình trao đổi chất của toàn bộ cơ thể sẽ bị ảnh hưởng.

Việc tăng cân trở nên trầm trọng ở một số người hoạt động tuyến giáp suy giảm do sự tích tụ của muối và nước. Trong khi đó sụt cân là hiện tượng phổ biến ở những người có tuyến giáp hoạt động quá mức.

Mặc dù hóc môn tuyến giáp được xem là một liệu pháp kiểm soát cân nặng dễ dàng, tuy nhiên việc sử dụng hóc môn sẽ khiến mất đi protein trong cơ bắp, cũng gây bất lợi cho sức khỏe của toàn bộ cơ thể. Khi tuyến giáp hoạt động yếu, cần phải làm sao để khôi phục.

Cơ quan thứ tư đóng vai trò quan trọng trong việc tăng, giảm cân là cơ bắp.

Đây là bộ phận tham gia tích cực vào trao đổi chất trong cơ thể, giúp đốt cháy mỡ, điều hòa lượng đường trong máu, và hỗ trợ trao đổi chất. Với sự hỗ trợ của tuyến giáp, các tế bào cơ bắp quyết định tốc độ trao đổi chất. Cơ thể càng có nhiều cơ bắp thì càng đốt được nhiều calories, và càng cần ít clories để duy trì cân nặng. Vì đa phần cơ quan thụ cảm insulin của chúng ta hiện diện trong các tế bào cơ bắp, nên càng ít cơ bắp, thì cơ thể càng dễ kháng insulin.

Có 3 khả năng xảy ra khi cơ thể kháng insulin và dễ bị béo phì.

Trường hợp lý tưởng: Glucose được sử dụng làm nhiên liệu phát triển bắp thịt và thúc đẩy trao đổi chất. Trong trường hợp này, glucose chính là nguồn năng lượng cơ bản được sử dụng để đốt calories một cách hiệu quả, và cuối cùng là đốt mỡ.

Trường hợp tạm chấp nhận: Glucose được trữ dưới dạng glycogen trong gan hoặc cơ bắp để dành làm nhiên liệu sau này. Trong trường hợp này, gan là nơi tích trữ glucose để sử dụng về sau (ví dụ để tập thể dục, hay khi bị nhỡ bữa do có việc gấp).

Trường hợp xấu: nếu cơ thể trữ đủ glycogen, chế độ ăn của bạn không hợp lý, tỷ lệ cơ bắp thấp, lượng carbohydrate tiêu thụ cao, thì glucose sẽ được trữ dưới dạng chất béo.

Và cuối cùng cơ thể là sản phẩm của bốn nhân tố trao đổi chất ở trên.

Cơ thể có thể hoạt động tối đa hết công suất hay mắc bệnh chính là kết quả rõ nhất của bốn nhân tố trên. Cơ thể ảnh hưởng thế nào đến trao đổi chất. Liên quan đến vấn đề trao đổi chất tốt hay không, có biểu hiện ra hai loại cơ thể: Cơ thể đốt mỡ nhanh hoặc cơ thể tích trữ mỡ.Hãy nhận biết những thứ có thể gây căng thẳng cho cơ chế trao đổi chất bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây:

Bạn có ăn quá nhiều thức ăn chế biến vào bữa trưa không? Nếu có, chính loại thực phẩm này đang làm gan quá tải, và kiềm chế tuyến giáp.

Hàng ngày có phụ thuộc vào các chất kích thích như cà phê, nước uống có ga để tăng lực không? Nếu có, chính nó làm tuyến thượng thận mệt mỏi, nguyên nhân làm tăng lượng hóc môn gây căng thẳng (ví dụ như cortisol).

Bạn có cần tăng thêm lượng protein cho chế độ ăn không? Hay phải tăng mỡ? Hay carbs?

Bạn có cần giảm bớt thời gian tập nặng và thêm thời gian vào các bài tập giúp trao đổi chất không?

Tất cả những kiến thức trên sẽ giúp cho bạn có cái nhìn tốt hơn và từ đó lựa chọn một phương pháp giảm cân khoa học và an toàn hơn cho bạn
 
Top