Phát Hoàng Gia
Junior Member
Tổ chức sự kiện – nghề của trăm nghề. Nghề sự kiện trong mắt mọi người được xem là nghề thời thượng, được cầm tay chỉ việc trong mọi sự kiện, công việc sôi nổi, năng động... và được các bạn sinh viên luôn mơ ước. Nhưng đằng sau đấy là gì? Những khó khăn, niềm vui, nỗi buồn của người trong nghề, cùng với đó là những trăn trở về sự nghiệp và tương lai.
Cơ hội thăng tiến
Ai cũng có những mong muốn khát khao, có những suy nghĩ về sự nghiệp tương lai. Trong sự nghiệp, ai cũng mong rằng bằng sự cố gắng của mình sẽ được đền đáp xứng đáng, được cân nhắc lên vị trí cao hơn. Với nghề Event, bạn có thể leo lên vị trí quản lí hoặc trưởng phòng sự kiện, được tự mình đứng ra tổ chức một chương trình thành công nếu thật sự có cố gắng và nỗ lực. Nhưng bạn cũng có thể tích lũy kinh nghiệm khi tham gia trong ekip tổ chức để phát triển bản thân và mang lại cơ hội thăng tiến trong nghề, tự mình đứng trên đôi chân của mình nếu có đủ thực lực, đam mê.
Kiến thức chỉ là một trong điều kiện thuận lợi để chúng ta “dấn thân” vào nghề sự kiện, bên cạnh đó các tố chất sức khỏe, kỹ năng là những thứ không thể thiếu. Sự tò mò, ham học hỏi, tự thu thập kiến thức, sự trải nghiệm thực tế đã giúp họ trở thành một nhà tổ chức sự kiện chuyên nghiệp. Bạn sẽ gặp khó khăn về thăng tiến trong công việc, nhưng đam mê là yếu tố níu chân với nghề. Chắc có lẽ sống hết mình với nghề, nghề sẽ không bạc với mình.
Quản lý thời gian
Giờ giấc của dân văn phòng luôn luôn ổn định, cuối tuần luôn có ngày nghỉ nhất định. Nhưng với dân Event sự kiện tiếp nối sự kiện, dealine luôn dồn dập, để kịp cho chương trình diễn ra họ phải thức khuya dậy sớm có khi là thức trắng đêm để chuẩn bị. “Deadline”, “Brief”, “Overtime”, “Idea”, “Concept”… Những người làm tổ chức sự kiện luôn đùa với nhau rằng ước gì một ngày có 48 tiếng để làm tất cả mọi thứ, 24 tiếng làm việc, 24 tiếng dành cho gia đình, bạn bè và người yêu. Công việc quá bận rộn, thời gian dành cho gia đình bạn bè luôn bị thu hẹp và xếp sau công việc. Nhưng có lẽ đam mê với nghề, giúp họ càng có động lực, hăng say trong vùng trời của bản thân, được thỏa sức sáng tạo, được sống với công việc mình yêu thích.
Bỏ ra số tiền để thuê công ty tổ chức sự kiện, khách hàng luôn mong muốn nhìn thấy được kết quả đem lại hài lòng và hoàn hảo nhất. Yêu cầu cao là điều tất yếu, nhưng đôi lúc sự sáng tạo của những Event Designer bị kìm hãm bởi khách hàng. Trăn trở về ý tưởng, phải vừa độc đáo mới lạ, vừa lòng khách hàng phù hợp với chi phí bỏ ra và điều quan trọng thu hút được khán giả. Đôi khi gặp những khách hàng, chi phí thấp nhưng đặt ra yêu cầu đòi hỏi quá cao, làm sao cân bằng được giữa các hạng mục cung cấp và tiền bạc. Đó cũng là một điều đau đầu của những nhà tổ chức sự kiện.
Nhiều khó khăn nhưng cũng đầy niềm vui
Niềm vui đến khi chương trình thành công, nhận được những tràng vỗ tay ngợp trời của khán giả, những cái gật đầu đồng ý hay những nụ cười trên môi khách hàng. Nhưng đằng sau đó là những áp lực vô hình to lớn, từ cấp trên, từ đồng nghiệp, từ khách hàng, từ supplier. Làm sao vừa lòng khách hàng, vừa đưa ra được những ý tưởng sáng tạo, độc đáo không nhàm chán, hợp lý hóa chi phí thực tế và hoàn thành công việc cấp trên giao xuống. Những rủi ro luôn xảy ra bất kì lúc nào trong từng sự kiện, đòi hỏi sự quyết đoán trong từng khuâ thực hiện. Đầu óc lúc nào cũng căng thẳng, chỉ đến khi chương trình kết thúc mới được thở phào nhẹ nhõm. Nhưng hơn tất cả, là những bài học và vốn sống thu thập được không phải nghề nào cũng có được.
Thật khó để vừa toàn tâm toàn ý với nghề, vừa cân bằng các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên mỗi công việc đều có đặc thù riêng và nếu yêu nghề, có niềm đam mê cháy bỏng với công việc của mình. Vượt qua những áp lực, khó khăn tôi tin rằng những thành công sẽ đến với bạn nếu bạn có niềm tin.
Cơ hội thăng tiến
Ai cũng có những mong muốn khát khao, có những suy nghĩ về sự nghiệp tương lai. Trong sự nghiệp, ai cũng mong rằng bằng sự cố gắng của mình sẽ được đền đáp xứng đáng, được cân nhắc lên vị trí cao hơn. Với nghề Event, bạn có thể leo lên vị trí quản lí hoặc trưởng phòng sự kiện, được tự mình đứng ra tổ chức một chương trình thành công nếu thật sự có cố gắng và nỗ lực. Nhưng bạn cũng có thể tích lũy kinh nghiệm khi tham gia trong ekip tổ chức để phát triển bản thân và mang lại cơ hội thăng tiến trong nghề, tự mình đứng trên đôi chân của mình nếu có đủ thực lực, đam mê.
Kiến thức chỉ là một trong điều kiện thuận lợi để chúng ta “dấn thân” vào nghề sự kiện, bên cạnh đó các tố chất sức khỏe, kỹ năng là những thứ không thể thiếu. Sự tò mò, ham học hỏi, tự thu thập kiến thức, sự trải nghiệm thực tế đã giúp họ trở thành một nhà tổ chức sự kiện chuyên nghiệp. Bạn sẽ gặp khó khăn về thăng tiến trong công việc, nhưng đam mê là yếu tố níu chân với nghề. Chắc có lẽ sống hết mình với nghề, nghề sẽ không bạc với mình.
Giờ giấc của dân văn phòng luôn luôn ổn định, cuối tuần luôn có ngày nghỉ nhất định. Nhưng với dân Event sự kiện tiếp nối sự kiện, dealine luôn dồn dập, để kịp cho chương trình diễn ra họ phải thức khuya dậy sớm có khi là thức trắng đêm để chuẩn bị. “Deadline”, “Brief”, “Overtime”, “Idea”, “Concept”… Những người làm tổ chức sự kiện luôn đùa với nhau rằng ước gì một ngày có 48 tiếng để làm tất cả mọi thứ, 24 tiếng làm việc, 24 tiếng dành cho gia đình, bạn bè và người yêu. Công việc quá bận rộn, thời gian dành cho gia đình bạn bè luôn bị thu hẹp và xếp sau công việc. Nhưng có lẽ đam mê với nghề, giúp họ càng có động lực, hăng say trong vùng trời của bản thân, được thỏa sức sáng tạo, được sống với công việc mình yêu thích.
Khách hàng – chi phí
Nhiều khó khăn nhưng cũng đầy niềm vui
Niềm vui đến khi chương trình thành công, nhận được những tràng vỗ tay ngợp trời của khán giả, những cái gật đầu đồng ý hay những nụ cười trên môi khách hàng. Nhưng đằng sau đó là những áp lực vô hình to lớn, từ cấp trên, từ đồng nghiệp, từ khách hàng, từ supplier. Làm sao vừa lòng khách hàng, vừa đưa ra được những ý tưởng sáng tạo, độc đáo không nhàm chán, hợp lý hóa chi phí thực tế và hoàn thành công việc cấp trên giao xuống. Những rủi ro luôn xảy ra bất kì lúc nào trong từng sự kiện, đòi hỏi sự quyết đoán trong từng khuâ thực hiện. Đầu óc lúc nào cũng căng thẳng, chỉ đến khi chương trình kết thúc mới được thở phào nhẹ nhõm. Nhưng hơn tất cả, là những bài học và vốn sống thu thập được không phải nghề nào cũng có được.