Tiết kiệm cùng Tikop với lãi suất 6%/năm

Hội chứng ruột kích thích là gì? cách điều trị ra sao

HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH LÀ GÌ? MỘT SỐ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH
Hội chứng ruột kích thích có thể nhận biết thông qua một số triệu chứng cơ bản như sau:
Đau bụng: Cơn đau bụng có thể ập đến bất cứ lúc nào mà người bệnh không rõ nguyên nhân, ngay cả khi không ăn uống gì, đôi khi có thể sờ thấy những cục rắn nổi lên tại vị trí đau. Khi căng thẳng, lo âu thì cơn đau xuất hiện nhiều hơn.
Đi ngoài: Người bệnh bị hội chứng ruột kích thích có thể đi ngoài nhiều lần trong ngày, có thể bị táo bón xen lẫn tiêu chảy. Tiêu chảy thường xảy ra vào buổi sáng, sau bữa điểm tâm. Khi đi ngoài xong vẫn muốn đi tiếp, cảm giác đi không hết phân.
– Do người bệnh bị rối loạn tiêu hóa nên khả năng hấp thu dinh dưỡng cũng kém đi, người gầy yếu, xanh xao, thậm chí bị suy nhược cơ thể; luôn cảm thấy đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, lo âu, bất an.
Hội chứng ruột kích thích có thể tái đi tái lại nhiều lần, người bệnh nội soi hay làm xét nghiệm nhưng đều không thấy bất kỳ tổn thương thực thể nào về giải phẫu ở ruột. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây nên hội chứng ruột kích thích, nhưng có một số yếu tố nguy cơ cao dẫn đến sự xuất hiện của bệnh như: ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, rối loạn nhu động ruột, lạm dụng kháng sinh quá mức, căng thẳng thần kinh, lo lắng thái quá.

Hội chứng ruột kích thích gây nhiều phiền toái cho cuộc sống
Cách điều trị hội chứng ruột kích thích như thế nào
Hiện nay chưa có thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích triệt để. Do đó, người bệnh chỉ còn cách sống chung với bệnh tật. Mục đích của việc điều trị chủ yếu là làm giảm các triệu chứng, hạn chế tối đa những ảnh hưởng mà căn bệnh này gây ra. Các phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích bao gồm sử dụng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống và một số liệu pháp tự nhiên.

SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH
Căn cứ vào kết quả thăm khám, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích như sau:
Thuốc chống táo bón: Tăng cường bổ sung chất xơ cho cơ thể từ các loại thuốc như Metamucil, Methylcellulose kết hợp với uống nhiều nước.
Thuốc chống tiêu chảy: Các loại thuốc như Diphenoxynat hay Imodium giúp kiểm soát triệu chứng đi ngoài nhiều lần trong ngày.
Sử dụng thuốc kháng sinh: Có thể được chỉ định trong điều trị hội chứng ruột kích thích khi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường ruột.
Dùng thuốc chống co thắt: Loại thuốc này thường được chỉ định cho những người bị hội chứng kích thích có kèm tiêu chảy, giúp giảm co thắt ruột.
Điều trị chứng trầm cảm: Một số bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích có biểu hiện đau bụng kèm với trầm cảm thì cần phải sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm ba vòng hoặc tái hấp thu serotonin.
Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định một số loại thuốc khác như:
– Alosetron (Lotronex): Loại thuốc này giúp đại tràng thư giãn và làm chậm quá trình di chuyển của chất thải qua ruột già.
– Lubiprostone (Amitiza): Thuốc được chỉ định cho nữ giới gặp phải triệu chứng táo bón. Thuốc giúp kích thích tăng tiết dịch trong ruột non để chất thải di chuyển nhanh hơn.
Các loại thuốc Tây có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng ruột kích thích, tuy nhiên có thể gây nên các tác dụng phụ nguy hiểm. Về lâu dài, người bệnh nên kết hợp với cách chữa hội chứng ruột kích thích bằng đông y vừa an toàn mà hiệu quả lại cao.
Đại tràng Tâm Bình được bào chế từ các loại thảo mộc tự nhiên như Bạch truật, Bạch linh, Đẳng sâm, Trần bì, Mộc hương bắc… giúp bổ tỳ vị, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ tiêu hóa, làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần, táo bón, chướng bụng, đầy hơi, ăn uống không tiêu. Sản phẩm có dạng viên nang, rất tiện lợi khi sử dụng, được người bệnh tin tưởng và giới chuyên môn đánh giá cao bởi chất lượng tốt và giá cả hợp lý. Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

THAY ĐỔI LỐI SỐNG, CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Hội chứng ruột kích thích là bệnh liên quan đến thần kinh, nên yếu tố tâm lý rất quan trọng, do đó người bệnh cần tạo cho mình một tâm lý thoải mái, tránh lo lắng quá mức. Ngoài ra, bên cạnh sử dụng thuốc cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

Song song với điều trị hội chứng ruột kích thích thì người bệnh cần ăn nhiều rau củ quả
Cần tránh các thực phẩm tươi sống (gỏi, rau sống, nem chạo, tiết canh…), các đồ tanh (cá, tôm…), thức ăn nhiều dầu mỡ, dưa cà muối, các gia vị chua, cay. Không nên dùng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, cà phê… Hạn chế các sản phẩm từ sữa do trong sữa có loại đường lactose rất khó tiêu.
Tăng cường món ăn chứa nhiều chất xơ như rau xanh, củ quả, đặc biệt là những loại giàu kali như chuối, đu đủ… Nên chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên ăn quá no vào buổi tối.
Người bệnh có thể lấy lòng bàn tay xoa nhẹ quanh rốn theo chiều kim đồng hồ ngày vài lần, đặc biệt là buổi sáng sau khi ngủ dậy để kích thích nhu động ruột. Tập thói quen đi ngoài hằng ngày vào một giờ nhất định.
 
Top