hoangnguyen102099
Member
VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT LÀ GÌ?
Viêm đại tràng co thắt là việc rối loạn chức năng đại tràng dù không tìm thấy các tổn thương thực thể khi nội soi đại tràng, bệnh còn có tên gọi khác là hội chứng ruột kích thích (hội chứng IBS). Bệnh gây ra những triệu chứng vô cùng khó chịu như đau quặn bụng, đi ngoài tiêu chảy hoặc táo bón, đầy hơi, v.v… ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc điều trị căn bệnh này gặp khá nhiều khó khăn, phức tạp do ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân.
NGUYÊN NHÂN BỆNH ĐẠI TRÀNG CO THẮT
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm đại tràng co thắt, trong đó, điển hình là: Viêm đường ruột bởi ăn phải thức ăn không hợp vệ sinh, thức ăn có vi khuẩn thương hàn gây bệnh, hoặc trong thức ăn có chứa vi khuẩn lỵ hay lỵ a-míp. Các vấn đề về rối loạn nhu động ruột; dùng quá nhiều kháng sinh đường ruột gây loạn khuẩn; rối loạn tâm thần, sang chấn tâm thần… cũng có thể là tác nhân gây ra căn bệnh này
VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT CÓ TRIỆU CHỨNG GÌ?
Đau bụng vùng dưới rốn là triệu chứng điển hình và dễ nhận biết nhất của bệnh viêm đại tràng co thắt. Biểu hiện đau bụng cũng khá đa dạng, người bệnh có thể bị đau sau khi ăn, đau khi ăn no, đau sau khi ăn một số thức ăn lạ, chua, cay, lạnh… Đặc biệt khi người bệnh căng thẳng, stress thì cơn đau xuất hiện nhiều hơn. Cơn đau sẽ hết sau khi người bệnh đi đại tiện.
Ngoài triệu chứng đau bụng, dấu hiệu đại tràng co thắt như người bệnh còn bị ợ hơi, đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu, rất dễ gây nhầm với bệnh đau dạ dày.
Bệnh nhân cũng nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa hoặc bệnh viêm uy tín để thực hiện một số xét nghiệm sau đây nhằm có kết quả chẩn đoán chính xác nhất, không chỉ dựa vào các triệu chứng viêm đại tràng co thắt:
Xét nghiệm máu: Cho kết quả bình thường, không có dấu hiệu thiếu máu
Xét nghiệm phân: Trong phân không có vi khuẩn gây bệnh, không có máu dính theo phân
Chụp XQ: Không phát hiện tổn thương đại tràng hoặc các dấu hiệu bất thường, tuy nhiên, có thể phát hiện rối loạn nhu động co bóp của đại tràng qua hình dạng: Hình chồng đĩa, hình thẳng đuỗn
Nội soi đại tràng qua hậu mốn, thấy đại tràng sigma hoặc đại tràng niêm mạc hồng, có thể có xung huyết nhẹ, tăng tiết nhầy, tăng co bóp hoặc giảm nhu động
Sinh thiết mô bệnh học thấy niêm mạc bình thường
CO THẮT ĐẠI TRÀNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Nhiều người cho rằng bệnh viêm đại tràng, hay cụ thể là đại tràng co thắt không nguy hiểm, chỉ là viêm nhiễm bình thường ở đường tiêu hóa. Đây là quan niệm sai lầm, bởi nếu để bệnh kéo dài nhiều ngày nhiều tháng, sẽ khiến cho người bệnh thiếu chất dinh dưỡng, ăn không hấp thụ được nên thể trạng gầy yếu. Nếu điều trị không kịp thời, không đúng cách, sử dụng kháng sinh kéo dài… bệnh đại tràng sẽ trở thành mãn tính và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh.
Bệnh viêm đại tràng co thắt kéo dài nhiều ngày nhiều tháng sẽ khiến người bệnh gầy yếu, mệt mỏi, chán nản
CHẨN ĐOÁN VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT
Việc chẩn đoán viêm đại tràng co thắt tương đối khó khăn và phức tạp. Vì vậy, khi có các triệu chứng lâm sàng, người bệnh cần đi khám ở các chuyên khoa tiêu hóa để sớm tìm ra nguyên nhân và điều trị dứt điểm ngay từ đầu để bệnh không trở thành mạn tính. Tùy thuộc vào từng trường hợp, các bác sỹ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm khác nhau:
– Trường hợp bệnh nhân bị nghi loạn khuẩn có thể cho xét nghiệm phân tìm vi khuẩn, xét nghiệm tìm các loại trứng giun, sán…
-Trường hợp nghi ngờ nhiễm viêm đại tràng với lý do khác có thể cho chụp khung đại tràng có thuốc cản quang, nội soi đại tràng…
VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT NÊN ĂN GÌ – VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT KIÊNG ĂN GÌ?
Bên cạnh việc điều trị, người bệnh viêm đại tràng co thắt nên chú trọng đến yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm, kiêng không ăn các loại thực phẩm còn tươi sống (rau sống, nem chua, nem chạo, tiết canh, lòng lợn, gỏi cá…). Và đặc biệt luôn để tinh thần được thoải mái, không nên quá lo lắng về bệnh tật của mình gây căng thẳng, mất ngủ… Nên tập thể dục đều đặn với các hình thức phù hợp với sức khỏe và tập những động tác dễ thực hiện nhất.
Các bác sỹ cũng khuyến cáo bệnh nhân cần chia nhỏ các bữa ăn, ăn đúng giờ, không bỏ bữa hoặc ăn đồ ăn lạ, tránh các thực phẩm cứng như rau sống, xương sụn để tránh tổn thương vết loét đại tràng. Trứng, thịt mỡ, món chiên xào nhiều dầu mỡ, dưa cải chua, mắm, nước ngọt có gas… cũng nên hạn chế để không gây đầy bụng, rối loạn đi tiêu. Đặc biệt, cần tránh xa cafe, thuốc lá, bia rượu.
Viêm đại tràng co thắt là việc rối loạn chức năng đại tràng dù không tìm thấy các tổn thương thực thể khi nội soi đại tràng, bệnh còn có tên gọi khác là hội chứng ruột kích thích (hội chứng IBS). Bệnh gây ra những triệu chứng vô cùng khó chịu như đau quặn bụng, đi ngoài tiêu chảy hoặc táo bón, đầy hơi, v.v… ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc điều trị căn bệnh này gặp khá nhiều khó khăn, phức tạp do ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân.
NGUYÊN NHÂN BỆNH ĐẠI TRÀNG CO THẮT
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm đại tràng co thắt, trong đó, điển hình là: Viêm đường ruột bởi ăn phải thức ăn không hợp vệ sinh, thức ăn có vi khuẩn thương hàn gây bệnh, hoặc trong thức ăn có chứa vi khuẩn lỵ hay lỵ a-míp. Các vấn đề về rối loạn nhu động ruột; dùng quá nhiều kháng sinh đường ruột gây loạn khuẩn; rối loạn tâm thần, sang chấn tâm thần… cũng có thể là tác nhân gây ra căn bệnh này
VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT CÓ TRIỆU CHỨNG GÌ?
Đau bụng vùng dưới rốn là triệu chứng điển hình và dễ nhận biết nhất của bệnh viêm đại tràng co thắt. Biểu hiện đau bụng cũng khá đa dạng, người bệnh có thể bị đau sau khi ăn, đau khi ăn no, đau sau khi ăn một số thức ăn lạ, chua, cay, lạnh… Đặc biệt khi người bệnh căng thẳng, stress thì cơn đau xuất hiện nhiều hơn. Cơn đau sẽ hết sau khi người bệnh đi đại tiện.
Ngoài triệu chứng đau bụng, dấu hiệu đại tràng co thắt như người bệnh còn bị ợ hơi, đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu, rất dễ gây nhầm với bệnh đau dạ dày.
Bệnh nhân cũng nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa hoặc bệnh viêm uy tín để thực hiện một số xét nghiệm sau đây nhằm có kết quả chẩn đoán chính xác nhất, không chỉ dựa vào các triệu chứng viêm đại tràng co thắt:
Xét nghiệm máu: Cho kết quả bình thường, không có dấu hiệu thiếu máu
Xét nghiệm phân: Trong phân không có vi khuẩn gây bệnh, không có máu dính theo phân
Chụp XQ: Không phát hiện tổn thương đại tràng hoặc các dấu hiệu bất thường, tuy nhiên, có thể phát hiện rối loạn nhu động co bóp của đại tràng qua hình dạng: Hình chồng đĩa, hình thẳng đuỗn
Nội soi đại tràng qua hậu mốn, thấy đại tràng sigma hoặc đại tràng niêm mạc hồng, có thể có xung huyết nhẹ, tăng tiết nhầy, tăng co bóp hoặc giảm nhu động
Sinh thiết mô bệnh học thấy niêm mạc bình thường
CO THẮT ĐẠI TRÀNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Nhiều người cho rằng bệnh viêm đại tràng, hay cụ thể là đại tràng co thắt không nguy hiểm, chỉ là viêm nhiễm bình thường ở đường tiêu hóa. Đây là quan niệm sai lầm, bởi nếu để bệnh kéo dài nhiều ngày nhiều tháng, sẽ khiến cho người bệnh thiếu chất dinh dưỡng, ăn không hấp thụ được nên thể trạng gầy yếu. Nếu điều trị không kịp thời, không đúng cách, sử dụng kháng sinh kéo dài… bệnh đại tràng sẽ trở thành mãn tính và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh.
Bệnh viêm đại tràng co thắt kéo dài nhiều ngày nhiều tháng sẽ khiến người bệnh gầy yếu, mệt mỏi, chán nản
CHẨN ĐOÁN VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT
Việc chẩn đoán viêm đại tràng co thắt tương đối khó khăn và phức tạp. Vì vậy, khi có các triệu chứng lâm sàng, người bệnh cần đi khám ở các chuyên khoa tiêu hóa để sớm tìm ra nguyên nhân và điều trị dứt điểm ngay từ đầu để bệnh không trở thành mạn tính. Tùy thuộc vào từng trường hợp, các bác sỹ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm khác nhau:
– Trường hợp bệnh nhân bị nghi loạn khuẩn có thể cho xét nghiệm phân tìm vi khuẩn, xét nghiệm tìm các loại trứng giun, sán…
-Trường hợp nghi ngờ nhiễm viêm đại tràng với lý do khác có thể cho chụp khung đại tràng có thuốc cản quang, nội soi đại tràng…
VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT NÊN ĂN GÌ – VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT KIÊNG ĂN GÌ?
Bên cạnh việc điều trị, người bệnh viêm đại tràng co thắt nên chú trọng đến yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm, kiêng không ăn các loại thực phẩm còn tươi sống (rau sống, nem chua, nem chạo, tiết canh, lòng lợn, gỏi cá…). Và đặc biệt luôn để tinh thần được thoải mái, không nên quá lo lắng về bệnh tật của mình gây căng thẳng, mất ngủ… Nên tập thể dục đều đặn với các hình thức phù hợp với sức khỏe và tập những động tác dễ thực hiện nhất.
Các bác sỹ cũng khuyến cáo bệnh nhân cần chia nhỏ các bữa ăn, ăn đúng giờ, không bỏ bữa hoặc ăn đồ ăn lạ, tránh các thực phẩm cứng như rau sống, xương sụn để tránh tổn thương vết loét đại tràng. Trứng, thịt mỡ, món chiên xào nhiều dầu mỡ, dưa cải chua, mắm, nước ngọt có gas… cũng nên hạn chế để không gây đầy bụng, rối loạn đi tiêu. Đặc biệt, cần tránh xa cafe, thuốc lá, bia rượu.