Tiết kiệm cùng Tikop với lãi suất 6%/năm

Bệnh phân trắng trên tôm và những điều cần biết

anhhung01

Member
Một trong những bệnh phổ biến luôn khiến bà con nuôi tôm lo lắng và tìm mọi cách chữa trị đó là bệnh phân trắng. Bệnh thường xuất hiện tại thời điểm tôm được 40 ngày trở đi. Đây là bệnh khó chữa trị dứt điểm và hiện nay vẫn chưa có một biện pháp cụ thể hữu hiệu nào điều trị hội chứng này. Vì thế để tìm ra thuốc trị bệnh phân trắng trên tôm một cách hiệu quả thì chúng ta phải xác nhận được nguyên nhân chính gây bệnh, xử lý môi trường ao nuôi và kết hợp chế phẩm sinh học HepaNova để giúp tôm nhanh chóng phục hồi
->>> Có thể bạn quan tâm : thuốc trị bệnh đốm trắng drtom

benh-phan-trang-tren-tom-the.jpg


Những biểu hiện nhận biết tôm mắc bệnh phân trắng

Bà con nuôi tôm cần phân biệt, nhận biết được những triệu chứng của bệnh phân trắng trên tôm thẻ để biết cách phòng ngừa và chữa trị kịp thời cho ao nuôi như:

– Màu sắc tôm chuyển sang đậm hơn, tôm giảm ăn

– Ruột và phân chuyển sang màu trắng đục hoặc màu vàng, Gan tụy chuyển màu lợt, mềm nhũn

– Tôm mềm lớp vỏ, mang chuyển màu sạm hơn bình thường

– Xuất hiện các sợi phân màu vàng nâu hoặc màu trắng

Khi tôm bị bệnh phân trắng, nhưng con tôm có kích thước lớn sẽ thường chết trước và những con tôm nhỏ hơn thì vẫn sống những sẽ chết dần sau vài hôm. Vì thế, để đảm bảo tôm không bị nhiễm bệnh thì bà con cần phải có phương pháp phòng chống, phát hiện bệnh sớm.

->>> xem thêm : bệnh phân trắng trên tôm sú

Nguyên nhân gây bệnh phân trắng trên tôm

Một trong những nguyên nhân gây bệnh phân trắng trên tôm là do ký sinh trùng gregarine ký sinh trong ruột tôm và vi khuẩn. Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn 40 – 70 ngày tuổi có liên quan mật thiết đến việc quản lý cho ăn và mật độ thả nuôi. Bệnh sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn ở những ao nuôi cho ăn dư thừa.

Bệnh phân trắng do những nguyên nhân như tảo tàn đã nuôi trước đây với nồng độ NH3 cao; nồng độ Vibrio cao >1 x 102 CFU/ml, xuất hiện tảo lam; nồng độ các chất hữu cơ cao >100ppm, và có nồng độ oxy trong thời gian dài là < 3ppm.

Bà con quan sát thấy dấu hiệu phân trắng sớm khi tôm bắt đầu giảm ăn. Những con tôm mắc bệnh trở nên sậm màu hơn bình thường, đặc biệt sẽ có những con tôm không có thức ăn trong ruột. Khi bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan tụy và ruột tôm sẽ có màu trắng. Sau một thời gian, những con tôm bệnh bị ốp, vỏ mềm, chậm chạm dần và lờ đờ rồi chết. Hầu hết những con tôm kích thước lớn sẽ thường chết trước và những con nhỏ hơn thì vẫn tồn tại nhưng sau đó thì chúng sẽ chết dần.

Thông thường khi tôm bị bệnh phân trắng thì người nuôi thường thu hoạch sớm, mất mùa so với thời gian dự kiến ban đầu vì thế sản lượng thu hoạch cũng sẽ thấp hơn. Vì thế, những biện pháp phòng ngừa và sử dụng các thuốc trị bệnh phân trắng ở tôm được chữa trị kịp thời là vô cùng cần thiết.

Thuốc trị bệnh phân trắng trên tôm hiệu quả, chất lượng

Để điều trị bệnh phân trắng trên tôm thì chúng ta cần có cách điều trị khác nhau, với những thuốc trị bệnh phân trắng ở tôm chuyên dụng, đảm bảo hiệu quả để không làm ảnh hưởng đến toàn ao nuôi.
thuoc-tri-benh-phan-trang-tren-tom-the-6.jpg

Chế phẩm sinh học dùng hỗ trợ điều trị bệnh phân trắng

Nếu phát hiện tôm bị phân trắng, trong trường hợp nhẹ và mật độ nuôi thưa, biện pháp đơn giản sau đây có thể giúp giải quyết nhanh chóng vấn đề với chi phí thấp như ngưng cho ăn tức thời, mở hết quạt nước với tốc độ cao nhất nhằm hỗ trợ được nhanh nhất để có thể phân hủy chất thải trong ao nuôi.

Sau khi ngừng cho ăn khoảng 01 ngày thì chất lượng nước sẽ được cải thiện đáng kể, màu nước trở nên sáng hơn và bệnh phân trắng ở tôm cũng giảm đi rõ rệt và có thể bênh sẽ hết hoàn toàn. Sau đó, bà con nên tiến hành cho ăn lại lượng thức ăn ít hơn. Đồng thời kết hợp đi cùng với việc xử lý môi trường ao nuôi chẳng những giúp tôm nuôi khỏi bệnh nhanh chóng hơn mà còn hỗ trợ tôm nuôi tăng trưởng tốt sau khi hết bệnh.

Nguồn: nuoitomantoan.vn
 
Top