Tiết kiệm cùng Tikop với lãi suất 6%/năm

Bà Rịa Vũng Tàu - Tại sao lại gọi như thế nhỉ ?

admin

Administrator
Staff member
Nguồn gốc tên Bà Rịa

Theo quyển "Monographie de Baria" của một tác giả người Pháp viết năm 1902 cho biết địa danh Bà Rịa xuất phát từ tên của một người phụ nữ là Nguyễn Thị Rịa. Đây là người đã có công khai phá đất hoang, lập làng Phước Liêu vào năm 1789.

Tuy nhiên, theo tài liệu "Gia Định thành thông chí" của Trịnh Hoài Đức, địa danh Bà Rịa là do đọc trại từ tên của một tiểu vương quốc là Bà Ly hay Bà Lợi. Tiểu vương quốc này tồn tại khoảng thế kỷ thứ VII, sau đó đã bị quân Chân Lạp thôn tính.

Vùng Bà Rịa xưa còn được gọi là vùng Mô Xoài hay Muỗi Xụy, là nơi tiếp nhận những người Việt đầu tiên từ miền Trung vào khai phá vùng đất Nam Bộ. Truyền thuyết dân gian kể rằng: "Vào khoảng thế kỷ XVIII, bà Nguyễn Thị Rịa từ Phú Yên - Bình Định vào khai phá vùng đất này. Bà đã bỏ tiền thuê dân vào khai hoang, lập làng mạc, mở nhiều nông trại. Bà đối xử rất tốt với những người mới đến định cư và khai hoang nên được mọi người rất yêu mến. Năm 1803 Bà Rịa mất. Vì không có con nên tài sản của bà được để lại cho người dân vùng Tam Phước. Người dân nhớ ơn bà nên đã lập miếu thờ bà và đặt tên cho vùng đất này là Bà Rịa". Hiện nay, ngôi mộ của bà vẫn còn ở ngọn núi Tam Phước (hay còn gọi là núi Cố).

Tên Vũng Tàu bắt nguồn từ đâu?

baibien_vungtau.jpg


Thành phố Vũng Tàu được xem là trung tâm du lịch biển đầu tiên của nước Việt Nam, được thành lập vào ngày 1/5/1895. Trước khi được thành lập, thành phố Vũng Tàu có tên gọi là Tam Thắng để ghi lại sự kiện thành lập ba ngôi làng đầu tiên ở đây: Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam. Tam Thắng là biến âm của hai chữ Tam Thoàn - tức Tam Thuyền là ba chiếc thuyền do ba viên đội chỉ huy có nhiệm vụ bảo vệ dân và con đường thủy vào Gia Định chống lại bọn cướp biển. Năm 1882, Vua Minh Mạng ban thưởng phẩm hàm và cấp đất cho họ khai thác, lập nên ba làng Thắng như trên để làm ăn, sinh sống.

Về ý nghĩa tên gọi Vũng Tàu, có ý kiến cho rằng vùng đất này có ba mặt giáp biển, rất thuận lợi cho tàu bè đậu tránh gió trước khi vào Gia Định, nên được gọi là Vũng Tàu. Khi người Bồ Đào Nha đến đây, họ lại đặt tên cho nơi đây là Oporeto CIN CHAGAS VERDAREIRAS (có nghĩa là " Năm vết thương của Chúa Cứu Thế"). Sở dĩ gọi như vậy bởi vì Vũng Tàu, nhìn từ ngoài khơi vào, người đi biển thấy có năm ngọn núi, biểu tượng của niềm vui, của sự cứu giúp đối với họ. Đó là năm ngọn núi có tên là Kỳ Vân, Núi Dinh, Núi Nứa, Núi Lớn, Núi Nhỏ. Còn trong cuốn hải trình nổi tiếng Biển Phương Đông của một nhà hàng hải Pháp thì Vũng Tàu lại có tên là Cap Saint Jacques. Từ thời Việt Nam thuộc Pháp, Vũng Tàu còn được gọi là Ô Cấp hoặc Cấp - phiên âm của chữ Pháp Au Cap trong câu "Aller au cap"(đi ra đất mũi).
Ngày nay, thành phố Vũng Tàu là một trung tâm du lịch tuyệt đẹp, đầy quyến rũ bởi sự kết hợp hài hòa giữa quần thể thiên nhiên như biển, núi cùng các công trình kiến trúc đô thị và tôn giáo khác.

Sưu tầm
 
Top