Đến xã đảo Long Sơn (TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), ngoài việc tham quan di tích Nhà Lớn, du khách cũng có thể chọn tour sông nước, tham quan các bè cá, rừng ngập mặn trên sông Chà Và và thưởng thức hải sản tươi sống tại bè cá trên sông.
Một ngày cuối tuần, từ TP. Vũng Tàu, chiếc ghe đưa chúng tôi rời xa cảnh ồn ào, náo nhiệt của đô thị hướng về xã đảo Long Sơn. Khung cảnh trên sông Chà Và thật thanh bình, vài ba bè nuôi cá bên dưới, xa xa là núi Nứa xanh ngát... trông như một bức tranh sơn thủy hữu tình. Từng cơn gió phả vào mặt mát rượi càng làm cho tinh thần thêm sảng khoái. Theo hẹn từ trước, ghe chúng tôi tấp vào nhà hàng Sông Chà ngay trên sông. Anh Trương Lăng, chủ nhà hàng ra đón và giới thiệu với chúng tôi về ngôi nhà của mình. Nhà hàng gồm 1 nhà chính, 2 nhà phụ và 1 nhà nghỉ để du khách thoải mái câu cá, ăn uống và nghỉ ngơi. Nhà hàng được dựng chủ yếu bằng tre, từ những chiếc bàn, ghế đến bộ khung, lại được tô điểm bằng những chiếc nơm cá và những con cá khô treo lủng lẳng, gợi nên một khung cảnh làng chài bình dị.
Tiếp đó, anh đưa chúng tôi tham quan các cụm nuôi hải sản sau lưng nhà hàng. Những loại cá chim, cá mú, cá bớp, cá chẽm hay hàu được nuôi trong môi trường tự nhiên, không mập mạp nhưng trông khỏe khoắn và săn chắc
Một nhóm du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh vừa cập bến trước chúng tôi đã nhanh tay chọn thực đơn cho bữa ăn trưa bằng cách câu cá trong bè, dính con nào, nhà hàng đưa lên chế biến con đó. Khuôn mặt họ tỏ rõ vẻ phấn khích.
Nhóm đến từ TP. Vũng Tàu thì chọn loại cá có sẵn và nhân viên nhà hàng dùng vợt bắt lên chế biến. Tùy theo sở thích của mình, du khách có thể chọn cá chim nướng muối ớt hoặc nấu lẩu, cá chẽm hấp hay xốt thơm, hàu nướng, cá bớp phần thì nấu lẩu chua, phần để nướng muối ớt. Trong khi chờ món ăn, chúng tôi ra 2 nhà phụ để câu cá thư giãn. Ngồi câu cá, tận hưởng không khí trong lành, ngắm những chiếc ghe, tàu chạy qua cầu Chà Và tạo thành những cơn sóng xô nhẹ lăn tăn, bọt tung trắng xóa trên mặt nước, chúng tôi như quên đi những ngày làm việc căng thẳng. Trẻ em thì chạy nhảy trên bè, ngắm những chú cá đang tung tăng bơi lội và chụp những tấm hình kỷ niệm, thỉnh thoảng lại hò hét làm náo động cả một khúc sông.
Sau 30 phút chờ đợi, những món ăn chúng tôi gọi đã được bày biện tươm tất. Món cá bớp nướng muối ớt thơm lừng khiến ai cũng không thể trì hoãn bữa tiệc của mình.
Do cá được nuôi theo kiểu tự nhiên nên thịt dai và ngọt, lại được ướp muối ớt rồi mới nướng nên hương vị càng thêm đậm đà. Món cá chẽm sốt thơm cũng ngon không kém. Vị chua thanh của thơm hòa cùng vị ngọt của cá khiến ai cũng háo hức... Tan tiệc, chúng tôi tản ra ngả lưng trên những chiếc võng mắc sẵn trong nhà hàng. Những cơn gió mát nhẹ nhàng đưa chúng tôi vào “giấc mộng thần tiên”, “nạp” đầy năng lượng trước khi trở về thành phố, chuẩn bị cho tuần làm việc mới.
Trên Quốc lộ 51 hướng về TP. Vũng Tàu, gặp ngã ba Gò Găng, du khách rẽ phải, đi qua cầu Gò Găng khoảng 2km là đến chân cầu Chà Và. Tại đây, du khách rẽ phải tiếp rồi đi theo con đường xuống dưới gầm cầu để gửi xe và lên ghe ra bè. Ghe chở du khách đi trên biển khoảng 7 phút là tới Nhà hàng Sông Chà. Sau khi vui chơi, ăn uống, nếu còn thời gian, du khách có thể nhờ người lái ghe đưa đi tham quan rừng ngập mặn ven sông Chà Và để biết thế nào là cây đước, cây chà và...
(Theo Báo Bà Rịa - Vũng Tàu)
Một ngày cuối tuần, từ TP. Vũng Tàu, chiếc ghe đưa chúng tôi rời xa cảnh ồn ào, náo nhiệt của đô thị hướng về xã đảo Long Sơn. Khung cảnh trên sông Chà Và thật thanh bình, vài ba bè nuôi cá bên dưới, xa xa là núi Nứa xanh ngát... trông như một bức tranh sơn thủy hữu tình. Từng cơn gió phả vào mặt mát rượi càng làm cho tinh thần thêm sảng khoái. Theo hẹn từ trước, ghe chúng tôi tấp vào nhà hàng Sông Chà ngay trên sông. Anh Trương Lăng, chủ nhà hàng ra đón và giới thiệu với chúng tôi về ngôi nhà của mình. Nhà hàng gồm 1 nhà chính, 2 nhà phụ và 1 nhà nghỉ để du khách thoải mái câu cá, ăn uống và nghỉ ngơi. Nhà hàng được dựng chủ yếu bằng tre, từ những chiếc bàn, ghế đến bộ khung, lại được tô điểm bằng những chiếc nơm cá và những con cá khô treo lủng lẳng, gợi nên một khung cảnh làng chài bình dị.
|
Khách tham gia bắt chọn cá cho bữa ăn của mình. Ảnh: Đỗ Dũng |
Một nhóm du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh vừa cập bến trước chúng tôi đã nhanh tay chọn thực đơn cho bữa ăn trưa bằng cách câu cá trong bè, dính con nào, nhà hàng đưa lên chế biến con đó. Khuôn mặt họ tỏ rõ vẻ phấn khích.
Nhóm đến từ TP. Vũng Tàu thì chọn loại cá có sẵn và nhân viên nhà hàng dùng vợt bắt lên chế biến. Tùy theo sở thích của mình, du khách có thể chọn cá chim nướng muối ớt hoặc nấu lẩu, cá chẽm hấp hay xốt thơm, hàu nướng, cá bớp phần thì nấu lẩu chua, phần để nướng muối ớt. Trong khi chờ món ăn, chúng tôi ra 2 nhà phụ để câu cá thư giãn. Ngồi câu cá, tận hưởng không khí trong lành, ngắm những chiếc ghe, tàu chạy qua cầu Chà Và tạo thành những cơn sóng xô nhẹ lăn tăn, bọt tung trắng xóa trên mặt nước, chúng tôi như quên đi những ngày làm việc căng thẳng. Trẻ em thì chạy nhảy trên bè, ngắm những chú cá đang tung tăng bơi lội và chụp những tấm hình kỷ niệm, thỉnh thoảng lại hò hét làm náo động cả một khúc sông.
Sau 30 phút chờ đợi, những món ăn chúng tôi gọi đã được bày biện tươm tất. Món cá bớp nướng muối ớt thơm lừng khiến ai cũng không thể trì hoãn bữa tiệc của mình.
Do cá được nuôi theo kiểu tự nhiên nên thịt dai và ngọt, lại được ướp muối ớt rồi mới nướng nên hương vị càng thêm đậm đà. Món cá chẽm sốt thơm cũng ngon không kém. Vị chua thanh của thơm hòa cùng vị ngọt của cá khiến ai cũng háo hức... Tan tiệc, chúng tôi tản ra ngả lưng trên những chiếc võng mắc sẵn trong nhà hàng. Những cơn gió mát nhẹ nhàng đưa chúng tôi vào “giấc mộng thần tiên”, “nạp” đầy năng lượng trước khi trở về thành phố, chuẩn bị cho tuần làm việc mới.
Trên Quốc lộ 51 hướng về TP. Vũng Tàu, gặp ngã ba Gò Găng, du khách rẽ phải, đi qua cầu Gò Găng khoảng 2km là đến chân cầu Chà Và. Tại đây, du khách rẽ phải tiếp rồi đi theo con đường xuống dưới gầm cầu để gửi xe và lên ghe ra bè. Ghe chở du khách đi trên biển khoảng 7 phút là tới Nhà hàng Sông Chà. Sau khi vui chơi, ăn uống, nếu còn thời gian, du khách có thể nhờ người lái ghe đưa đi tham quan rừng ngập mặn ven sông Chà Và để biết thế nào là cây đước, cây chà và...
(Theo Báo Bà Rịa - Vũng Tàu)