thainguyeninfo™
Senior Member
Nằm bên đường Hoàng Hoa Thám, phường 2, thành phố Vũng Tàu. Quần thể gồm ba di tích được Bộ Văn hóa-Thông tin công nhận xếp hạng: đình thần Thắng Tam, miếu Ngũ Hành và lăng Ông Nam Hải.
Theo truyền thuyết, vào thời Gia Long (1802-1820), để kiểm soát và bảo vệ vịnh Ghềnh Rái, cửa biển Cần Giờ, triều đình đã cử 3 thuyền (đơn vị nhỏ nhất của quân đội nhà Nguyễn) đến vùng đất Vũng Tàu trấn giữ. Khoảng năm Minh Mạng thứ 3 (1822), tình trạng giặc cướp không còn nữa. Nhà vua cho giải ngũ số quân này với phần thưởng là vùng đất họ đã có công trấn giữ. Triều đình miễn mọi thứ thuế cho họ. Ba ông đội chỉ huy ba thuyền đã tổ chức khai phá và lập ra ba làng lấy tên Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam (từ đó người ta cũng gọi Vũng Tàu là Tam Thắng nhằm chỉ ba làng có từ "Thắng" đứng đầu). Phạm Văn Đinh cai quản làng Thắng Nhất. Lê Văn Lộc cai quản làng Thắng Nhì. Ngô Văn Huyền cai quản làng Thắng Tam. Sau này, ba ông trở thành Tiền hiền được thờ tại ba ngôi đình của ba làng nói trên…
Đình Thắng Tam được xây dựng vào khoảng năm Minh Mạng thứ 21 (1840). Ngôi đình mà du khách thưởng ngoạn hiện tại đã qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Đình được kiến trúc theo lối nối kết, gồm nhà Tiền hiền, hội trường, đình trung, võ ca. Ngôi Tiền hiền có 4 bàn thờ: Thổ công, Tiền hiền, Hậu hiền và Tiền vãng-Hậu vãng. Ngôi đình Trung có 10 bàn thờ: Thần Nông, Thiên Y A Na, Ngũ Đức, Cao Các, Tiên Sư…
Hàng năm, từ ngày 16 đến 18 tháng 2 âm lịch đình Thắng Tam tổ chức lễ Cầu an.
Đình thần Thắng Tam còn lưu giữ 12 sắc phong của vua Thiệu Trị và vua Tự Đức; trong đó 6 sắc phong cho Đại Càng Quốc Gia Nam Hải (tức cá Ông), 3 sắc phong cho Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi và 3 sắc phong cho Thủy Long Thần Nữ.
Bên trái đình Thắng Tam là Lăng Ông Nam Hải-thờ một phần của bộ xương cá voi do ngư dân phát hiện trong thế kỷ 19 (những phần khác được thờ tại Lăng Ông Phước Tỉnh và Lăng Ông Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh). Hàng năm, từ ngày 16 đến 18 tháng 8 âm lịch, Lăng Ông Nam Hải tổ chức lễ hội Nghinh Ông rất sôi động, thu hút nhiều du khách tham dự.
Bên phải đình Thắng Tam là miếu Ngũ Hành, ngư dân Vũng Tàu gọi là Miễu Bà. Chánh điện thờ năm bà Ngũ Hành, Thiên Y A Na và Thủy Long Thần Nữ. Hai bên có bàn thờ năm cô và năm cậu, Quan Công, Quan Bình, Châu Xương, Ông Địa, Thổ Công… Hàng năm, từ ngày 16 đến 18 tháng 10 âm lịch, miếu bà tổ chức lễ cúng ngày vía. Nghi thức lễ hội có Nghinh Bà, cúng Tiền hiền, Hậu hiền, thu hút đông đảo du khách tham dự.
(Nguồn: BRVT )
Theo truyền thuyết, vào thời Gia Long (1802-1820), để kiểm soát và bảo vệ vịnh Ghềnh Rái, cửa biển Cần Giờ, triều đình đã cử 3 thuyền (đơn vị nhỏ nhất của quân đội nhà Nguyễn) đến vùng đất Vũng Tàu trấn giữ. Khoảng năm Minh Mạng thứ 3 (1822), tình trạng giặc cướp không còn nữa. Nhà vua cho giải ngũ số quân này với phần thưởng là vùng đất họ đã có công trấn giữ. Triều đình miễn mọi thứ thuế cho họ. Ba ông đội chỉ huy ba thuyền đã tổ chức khai phá và lập ra ba làng lấy tên Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam (từ đó người ta cũng gọi Vũng Tàu là Tam Thắng nhằm chỉ ba làng có từ "Thắng" đứng đầu). Phạm Văn Đinh cai quản làng Thắng Nhất. Lê Văn Lộc cai quản làng Thắng Nhì. Ngô Văn Huyền cai quản làng Thắng Tam. Sau này, ba ông trở thành Tiền hiền được thờ tại ba ngôi đình của ba làng nói trên…
Đình Thắng Tam được xây dựng vào khoảng năm Minh Mạng thứ 21 (1840). Ngôi đình mà du khách thưởng ngoạn hiện tại đã qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Đình được kiến trúc theo lối nối kết, gồm nhà Tiền hiền, hội trường, đình trung, võ ca. Ngôi Tiền hiền có 4 bàn thờ: Thổ công, Tiền hiền, Hậu hiền và Tiền vãng-Hậu vãng. Ngôi đình Trung có 10 bàn thờ: Thần Nông, Thiên Y A Na, Ngũ Đức, Cao Các, Tiên Sư…
Hàng năm, từ ngày 16 đến 18 tháng 2 âm lịch đình Thắng Tam tổ chức lễ Cầu an.
Đình thần Thắng Tam còn lưu giữ 12 sắc phong của vua Thiệu Trị và vua Tự Đức; trong đó 6 sắc phong cho Đại Càng Quốc Gia Nam Hải (tức cá Ông), 3 sắc phong cho Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi và 3 sắc phong cho Thủy Long Thần Nữ.
Bên trái đình Thắng Tam là Lăng Ông Nam Hải-thờ một phần của bộ xương cá voi do ngư dân phát hiện trong thế kỷ 19 (những phần khác được thờ tại Lăng Ông Phước Tỉnh và Lăng Ông Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh). Hàng năm, từ ngày 16 đến 18 tháng 8 âm lịch, Lăng Ông Nam Hải tổ chức lễ hội Nghinh Ông rất sôi động, thu hút nhiều du khách tham dự.
Bên phải đình Thắng Tam là miếu Ngũ Hành, ngư dân Vũng Tàu gọi là Miễu Bà. Chánh điện thờ năm bà Ngũ Hành, Thiên Y A Na và Thủy Long Thần Nữ. Hai bên có bàn thờ năm cô và năm cậu, Quan Công, Quan Bình, Châu Xương, Ông Địa, Thổ Công… Hàng năm, từ ngày 16 đến 18 tháng 10 âm lịch, miếu bà tổ chức lễ cúng ngày vía. Nghi thức lễ hội có Nghinh Bà, cúng Tiền hiền, Hậu hiền, thu hút đông đảo du khách tham dự.
(Nguồn: BRVT )