Tiết kiệm cùng Tikop với lãi suất 6%/năm

Ăn chơi ngủ nghỉ – tất tần tật tại Vũng tàu! (P2)

thainguyeninfo™

Senior Member
Tắm ở đâu tại Vũng tàu:
Bải biển Vũng tàu nói thật không đẹp và trong như Nha Trang hay Phan Thiết, biển đục và dơ vì tại VT là phao số O của các tàu thuyền từ SG ra neo đậu và VT có khai thác dầu khí nên hay bị ô nhiễm. Ngoài ra ý thức của người dân ta trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường cũng khá kém nên tạo ra cho VT những bãi biển ko xanh và không sạch, nhưng không vì thế mà sức hút của bãi biễn VT lại kém hẳn đi đâu nhé
img_3431.jpg
Bãi trước
Là mặt tiền của Vũng Tàu, nằm về hướng tây-nam, còn gọi là bãi “Tầm Dương” – Tìm ánh mặt trời. Vào buổi bình minh và hoàng hôn, mặt trời đỏ rực như tan vào nước biển mênh mông. Bãi Trước như một nửa vành trăng tựa lưng vào đất liền, hai đầu là hai ngọn núi Tương Kỳ và Tao Phùng. Thiên nhiên sơn thuỷ hửu tình đã tạo cho Bãi Trước cảnh thơ mộng là bến đậu của những con tàu trở về sau những chuyến hải trình
Dọc Bãi Trước trồng nhiều dừa vì vậy trước đây còn có tên là vịnh Hàng Dừa. Giờ đây vẫn rợp bóng dừa và được điểm tô thêm màu xanh của những cây bàng, cây sứ. Bên dưới những bóng cây xanh rợp mát là một khu công viên đầy hoa dành cho khách bộ hành hóng mát… bên tiếng sóng biển du dương.
Trung tâm thành phố Vũng Tàu tọa lạc ở khu vực Bãi Trước với nhiều toà nhà, khách sạn mới, hiện đại được mọc lên càng tô điểm cho Bãi Trước một nét đẹp vừa xa xưa vừa hiện đại. Đêm về, dọc đại lộ Trần Phú, Quang Trung rực sáng với hệ thống đèn cao áp, trên các tòa nhà cao lộng gió, những quán cà phê rực rỡ muôn ánh đèn đủ sắc màu tỏa sáng lung linh cùng xa xa những chiếc tàu neo đậu với những vầng ánh sáng xanh đỏ tỏa lan trên mặt biển tạo cho bãi trước một vẻ đẹp thật quyến rũ về đêm.
Bãi sau
Nằm ở phía đông nam và còn có tên gọi “Bãi Thùy Vân”. Bãi Sau dài 8 km, là bãi biển dài và thơ mộng nhất của Vũng Tàu. Nếu như biển ở Bãi Trước có nét đẹp lộng lẫy và rực rỡ thì Bãi Sau có nét đẹp dịu dàng của một vùng biển quanh năm đầy nắng ấm. Đại lộ Thùy Vân con đường đầy hoa chạy dọc theo Bãi Sau, một bên là những dãy phố sầm uất, nhà cao tầng,
khách sạn dáng vóc hiện đại, đầy đủ tiện nghi, một bên là bãi cát vàng và nhiều khu du lịch đủ các loại hình dịch vụ giải trí vui chơi trên biển… dành cho mọi lứa tuổi. Đặc biệt có một sân golf rộng hơn 100ha đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Bãi Sau còn có khu rừng dương – một cánh rừng rộng với những cây phi lao cổ thụ xanh rợp trên nền cát trắng. Dưới rừng dương thấp thoáng những căn nhà nghỉ bằng gỗ, thiết kế theo kiểu nhà rông vừa tao nhã, vừa thanh lịch, đậm nét văn hóa của núi rừng Tây Nguyên, nhà được trang bị đủ tiện nghi, vừa hiện đại, vừa dân dã là chỗ dừng chân lý tưởng cho mọi du khách.
Bãi sau là nơi thu hút nhiều du khách lui tới vui chơi tắm biển nghỉ mát ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Vào những các ngày tết, lễ, đón mừng năm mới… Bãi Sau tràn ngập người ghé đến, trên bờ cũng như dưới nước như không còn chỗ trống tạo nên một sức sống của một trung tâm du lịch nổi tiếng khắp nơi.
Bãi Dứa
Từ Bãi Trước, dọc theo đường Hạ Long là một trong những con đường đẹp nhất Việt Nam uốn lượn trên một đoạn triền núi lấn ra bờ biển sẽ đưa ta tới Bãi Dứa. Người xưa kể lại rằng sở dĩ có tên bãi Dứa, vì trước đây triền núi nhô ra biển rất nhiều những cây dứa dại (một loại cây có hương thơm như gạo nếp hoặc nàng hương) tỏa thơm ngát một vùng nên bãi này còn có tên gọi là Bãi Lãng Du là một bãi biển đẹp của Vũng Tàu.
Cái đẹp ở đây không ồn ào tấp nập mà là một vẽ đẹp mộng mơ, tĩnh lặng. Biển len lỏi trong các hẽm núi, ghềnh đá, tạo nên các vũng nhỏ ôm ấp những mạch nước ngầm trong suốt đang rí rách. Khung cảnh này rất hợp với những đôi tình nhân hay tuần trăng mật của những lứa đôi còn đang nồng nàn hương hoa ngày cưới. Phía trên triền núi dọc theo đại lộ Hạ Long là các nhà nghỉ, khách sạn theo kiểu biệt thự đầy đủ tiện nghi. Xen kẽ những ngôi chùa miếu khá nổi tiếng ở Vũng Tàu như Niết Bàn Tịnh Xá, miếu Ông Nam Hải… là những nơi dành cho khách mộ điệu hành hương về dâng hoa cầu phước, cầu lộc…
Ai đó đã đến Vũng Tàu cách đây dăm bảy năm bây giờ mới có dịp trở lại Bãi Dứa sẽ không khỏi ngạc nhiên trước sự đổi thay kỳ diệu. Đó là thành quả lao động sáng tạo, hòa quyện cùng thiên nhiên để tạo ra những cảnh quan tuyệt vời của Bãi Dứa.
Bãi Dâu
Nằm ở phía tây Núi Lớn, dọc theo đường Trần Phú, từ Bạch Dinh (Bãi Trước) đến Bãi Dâu xa chừng 3km. Bãi này trước đây gọi là bãi Vũng Mây, vì trên triền hòn Núi Lớn đoạn này có nhiều cây mây mọc. Vào khoảng những năm đầu thế kỷ XX, một thương nhân người Pháp đến đây lập cơ sở nuôi tằm và trồng rất nhiều dâu trên triền núi và dọc theo bờ biển nên dần theo thời gian tên Vũng Mây được thay thế bằng Bãi Dâu.
Ngày nay Bãi Dâu được mở rộng hơn, bao gồm những vịnh nhỏ khoảng giữa Núi Lớn. Do nằm bên triền núi ăn sát ra biển, Bãi Dâu được kiến tạo bởi nhiều vịnh nhỏ xinh xắn, những gộp đá nhỏ xen giữa triền cát vàng cát trắng mịn màng. Các bãi tắm ở đây kín gió, nhiều đoạn biển sát chân núi với những vách đá dựng đứng hoặc thoai thoải đón từng đợt sóng biển vỗ về bọt tung trắng xóa, tạo nên cảnh sắc sơn hải hữu tình. Đường Trần Phú uốn lượn cheo leo trên vách núi, một bên là biển cả mênh mông, một bên là núi rừng, cỏ cây xanh thẳm. Giữa khung cảnh núi rừng xanh ngắt nổi bật lên tượng Đức Mẹ Maria, Phật Bà Quan Âm hoà quyện bên tiếng sóng biển dạt dào, tiếng gió ngàn vi vút tạo nên một âm thanh vừa huyên náo, vừa tịch liêu làm thư thái tâm hồn du khách thập phương dù lần đầu ghé đến.
Dọc đường Trần Phú với cảnh sơn thuỷ hữu tình, bãi tắm nên thơ, những quán ăn với món ngon miền biển… thu hút được nhiều người tới du lịch thưởng ngoạn.
Nghinh Phong
Từ Niết Bàn Tịnh Xá, theo đại lộ Hạ Long qua hết Bãi Dứa là tới Nghinh Phong có nghĩa là “đón gió” thổi suốt bốn mùa. Như một cánh tay vươn dài ra biển, Nghinh Phong tạo thành hai bãi biển ở hướng tây và hướng đông. Đó là bãi Vọng Nguyệt (hay Ô Quắn) và bãi Hương Phong, xa xa là Hòn Bà – Bồng đảo nơi du khách có thể ghé đến vào những khi thuỷ triều hạ thấp.
Những đêm vào mùa trăng mọc, hay lúc hoàng hôn, biển ở đây sáng rực như được dát một lớp bạc óng ánh. Bên tiếng sóng rì rào, trước mặt biển sáng bạc mênh mông bao la của trời mây sóng nước làm người ta dễ lâng lâng bay bổng tâm hồn.
Ba mặt tiếp giáp với biển của Nghinh Phong là vách núi dựng đứng khá cao, đứng trên đường nhìn xuống ta cảm thấy biển ở đây như xanh hơn nơi khác, lộng gió và mát mẻ lạ thường. Bãi tắm ở đây trong và sâu là nơi dành cho người hiếu động, thích cảm giác mạnh từ những ngọn sóng dập dồn và rất thích hợp cho những người ưa thích bộ môn câu cá
img_3438.jpg

img_3446.jpg

Các quán ăn uống tại Vũng tàu:
Ăn sáng :
Phở Quyền đường Thống Nhất
Phở 24 đường Trần Hưng Đạo
Quán Mì thảy ở đường Ba Cu
Lòng heo – quán Tuấn đường…đồng khởi (cắt Lê Lai)
Ăn cơm trưa : quán Hưng Ký ở Chợ cũ
quán Lan Rừng ăn cũng ngon đó bác, nhưng giá có cao hơn quán Gành Hào.
Hải sản:
Quán Hồng Vân trên đường Hoàng Hoa Thám
Quán Ghềnh Hào giá cả tốt đó mấy bác Cua khỏang 220 , bự tổ nái Tôm trăm mấy thui , ăn lặc lè Heineken 15K lon
Quán Vườn Lan đường Trân Hưng Đạo
Quán Vườn Xoài, chuyên trị gỏi cá mai. Quán phải đi vô hẻm trên đường Hoàng Hoa Thám, đầu hẻm đối diện với quán Hồng Vân, cạnh hẻm là quán Lẫu đầu cá Bảy Giai.
Nhậu :
Quán Hạ Long đường Cô bắc (ẩn mình như rất ngon, có thể tiếp khách sang với các món từ sang tới hèn )
Vườn Bàng – Tiếp đông người
Dê – Lẩu Dê Hưng, đường Tôn Thất Tùng – đảm bảo ăn dê chứ không ăn chó
Dê thì bác có thể thử thêm ở quán Tám đường Bình Giã, khá đông khách, khuyết điểm là nằm trong hẻm, không có chỗ đậu xe
Chồn hương – quán Ngôi sao Phương Nam (cực ngon )
Ngôi Sao Phương Nam là đường Tú Xương
Heo mọi thì có quán Thanh Hằng, lúc trước ở Tú Xương, bây giờ chuyển về đường Thống Nhất (đường mới 51B)
Cấy : Cách 2, 3 nhà là quán thịt cấy Bốc Lửa, ăn cũng khá ngon, nhưng bây giờ có thể hơi đông nên không còn như trước
Gà hấp lá chanh Sài Gòn ở đường Chu Mạnh Trinh cũng ngon lắm các bác nhé
Còn có quán thịt trâu Phương nam trên đường Bình giã nữa, đoạn gần ngã tư Bình giã – Nguyễn An Ninh, gần mấy cái hồ nước trên đường Bình giã, có món lá sách trâu xào khế nhậu bắt lắm …
món nướng thì ăn ở Vườn Bàng ở đường gì hổng nhớ hình như là Lê Hồng Phong ( gần quán Việt Nga ) nhưng ăn ngon rẻ hơn Việt nga
LINH TINH :
Canh bún : ở góc ngã tư Tú Xương với đường gì em quên mất tên, bắt đầu bán khoảng 2h chiều
Bánh khọt : Cây Vú Sữa thì đông, nhưng lại theo trường phái “chiên”, nghĩa là nhúng bánh vô chảo dầu sau khi đã tái sơ trong khuôn đổ. Có một quán khác theo trường phái “cổ điển” mà bà xã em rất kết, nghĩa là để bánh trong khuôn đúc cho đến khi giòn rụm. Nước mắm thì do nhà quán tự làm luôn, theo trường phái dân ghe miền Trung. Địa chỉ: Bánh khọt Bà Hai, đường Trần Đồng (Châu Văn Tiếp cũ).
Đường Lý Thường Kiệt – đối diện nhà nghỉ Trung Dũng. Quán này học sinh ăn đông lắm.
Đối diện cây xăng Ngã 4 Hòang Hoa Thám (gần NH Lan Rừng)~ ăn bánh khọt trên đường hòang hoa thám đối diện nhà nghĩ anh đào ( hay anh thư thì quên rồi )
Quán Gốc Vú Sữa; tuy nhiên, nếu ăn tại đây vào sáng chủ nhật, bác cần chịu khó đợi, có khi đến… nửa tiếng đồng hồ!
Ở đường Lê Hồng Phong có quán bánh xèo, chiều chiều rất đông khách. Nếu thích, bác có thể ghé thử xem
Cafe thì nhiều: cát biển, bạch dinh, blue note, giòng thời gian…….
A-Z: Hải Yến, Kim cương, thuỳ dương, sammy, palace (massage thư giãn).
Quán mát gần Hoa Hồng, phía sau Khách sạn Hoa Hồng….
Mát xa 1 lát rồi mình thỏa thuận mát gần luôn.
Bar &dancing hall: Blue moon, 7 start, cap saint jack….
img_3421.jpg

Một số nơi tuyệt đối tránh xa:
- Tránh xa các quán ăn gần khu vực bãi sau(đường Hoàng Hoa Thám)
- Muốn tiêu được nhiều tiền thì vào làng Bình An(No sex)
- Quán Hồng Vân 19 – 19B Hoàng Hoa Thám mọi người đừng dại dột bước vào nhé, quán này là máy chém đó. Món gì cũng theo thời giá, đĩa trứng chiên thịt giá 50.000 đồng. Mình thấy hãi hùng quá nên trước khi ăn hỏi hào sống bao nhiêu 1 con nó bảo 19.000 đồng. Đành gọi thử 4 con và 1 lon coca coi ra sao, má ơi con hào chết ngắc thối hoắc. Đứng lên nó tính 90.000.
- Nhà trọ: tốt nhất là ko nên ở mấy cái nhà trên đường Thùy Vân, nhà thì lụp xụp giá lại cắt cổ.


sưu tầm :

 
Top