Tiết kiệm cùng Tikop với lãi suất 6%/năm

Phong thủy nhà bếp chuẩn nhất

crb007

Junior Member
Để có một nhà bếp hợp phong thủy thì chúng ta cần tránh những điều sau khi thiết kế và xây dựng bếp ăn.

bep-dep.jpg


1. Nước lửa kiêng đụng nhau

Bếp thuộc hỏa, còn bồn rửa bát đá nhân tạo thì chứa nước (thủy), vì vậy hỏa và thủy không nên để quá gần nhau; đặc biệt là bếp kẹt giữa 2 bên là nước, ví dụ đặt bếp giữa 1 bên là máy giặt, 1 bên là chậu rửa.

2. Bếp nấu không đặt ngược hướng nhà

Bếp đặt ngược hướng nhà là bếp ngoảnh lưng về hướng cửa nhà, ví dụ nhà tọa nam hướng về bắc mà bếp lại tọa bắc hướng về nam, như vậy không lành.

3. Đường từ cửa không đâm thẳng vào bếp

Theo quan niệm truyền thống ở trung quốc thì bếp nấu là chỗ nấu nướng nuôi sống cả nhà vì vậy không nên đặt quá lộ liễu, đặc biệt là không nên để cửa nhìn thẳng vào bếp nấu vì như vậy nó sẽ dẫn khí từ ngoài xông thẳng vào không lợi, sẽ mất mát, như cổ nhân dạy: “Cửa nhà thẳng vào bếp, gia súc sẽ dễ mất”.

Bếp nấu tránh bị nhìn trực diện từ cửa chính.

4. Cửa chính không nhìn thẳng vào bếp

Bếp nấu không nên để lộ, ở ngoài cửa chính nhà ở nhìn thấy bếp, đương nhiên là không lành, còn đứng ngoài cửa bếp có thể nhìn thấy bếp cũng không lành.

5. Nhà bếp không đặt sát giường ngủ

Bếp lửa nóng, khi đun nấu khói dầu mỡ cũng không có lợi cho sức khỏe, vì vậy bếp nấu thẳng hướng với cửa phòng không tốt và bếp đặt sát phòng ngủ đặc biệt là với giường ngủ cũng không tốt.

6. Nhà bếp kiêng đặt đối diện với nhà vệ sinh

Bếp nấu là nơi nấu đồ ăn thức uống cho cả nhà, vì vậy cần phải giữ vệ sinh, nếu không thì bệnh tật sẽ vào người qua đường ăn uống, làm hại đến sức khỏe. Nhà vệ sinh có rất nhiều thứ bẩn và vi trùng vì vậy bếp nấu không nên đặt gần nhà vệ sinh. Đặc biệt cửa bếp không đặt đối diện với nhà vệ sinh.

7. Nhà bếp không đặt đối diện với cửa xây đối diện với cửa phòng ngủ

Bếp là nơi nấu nướng, thậm trí còn nóng bức, không nên đặt đối diện với phòng ngủ, Như vậy ảnh hưởng đến sức khỏe người ở trong phòng, dễ sinh bệnh.


8. Không để sau bếp là khoảng không

Bếp nên tựa vào tường, sau bếp không nên là khoảng không (không có tường kín). Nếu như phía sau bếp là cửa chính cho ánh sáng chiếu qua cũng không tốt, vì rằng như vậy sẽ giống như sách cổ đã nói: “Cửa bếp nấu kiêng cho ánh sáng chiếu vào”.

9. Đặt bếp trên rãnh mương nước

Bếp thuộc hỏa, hỏa vốn kỵ nước, nước và lửa không dung hòa, vì vậy lửa không nên để gần nước quá. Nếu như bếp đặt trên đường nước là không thích hợp.

10. Xà ngang không đè lên trên bếp

Phong thủy học có câu: “Xà ngang đè lên trên” bất lợi. Giường ngủ hoặc ghế ngồi phía trên có xà ngang là không tốt, xà ngang đè lên trên bếp cũng không tốt. không tránh được người nhà bị ốm đau bệnh tật, đặc biệt có hại cho sức khỏe vợ chồng, “dưới xà có bếp, nữ chủ nhà tổn hao”.

11. Ánh mặt trời không chiếu xiên khoai

Theo phong thủy học thì nhà bếp hướng tây, đặc biệt là bếp là nơi đun nấu nếu bị mặt trời chiếu xiên từ hướng chính tây vào là rất không tốt, cho rằng như thế rất ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người trong nhà, cho nên cần phải tránh.

12. Góc nhọn không chiếu thẳng vào bếp

Phong thủy học cho rằng góc nhọn sắc, dễ gây thương tổn, vì vậy rất kiêng có góc nhọn chiếu thẳng vào bếp! Bếp nấu là nơi nấu ăn nuôi sống cả nhà, nếu như bị góc nhọn chiếu thẳng vào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người trong nhà.

>> Cách lựa chọn bồn rửa chén đá nhân tạo
 

LienNEHOB

Junior Member
Phong thủy học cho rằng góc nhọn sắc, dễ gây thương tổn, vì vậy rất kiêng có góc nhọn chiếu thẳng vào bếp!
 

crb007

Junior Member
Việc chọn lựa bồn rửa bát rất quan trọng bởi đây là dụng cụ cần thiết trong bếp và hầu như không di chuyển được.

cr05.jpg


Bài viết này được tư vấn từ công ty sản xuất chậu rửa bát đá nhân tạo Rồng châu Á, chúng ta cùng họ phân tích về ưu điểm và nhược điểm của các loại chậu rửa chén hiện nay.

* Chậu sứ

- Ưu điểm: Sứ cũng là một vật liệu truyền thống, làm tăng thêm vẻ sang trọng, thanh lịch cho phòng bếp. Những ai yêu thích màu sắc sặc sỡ chắc hẳn sẽ vui mừng vì có vô vàn sự lựa chọn.

- Nhược điểm: Bồn rửa làm bằng sứ có giá thành hợp lý nhưng dễ bị tổn thương, nhất là các vết xước, nứt do đồ vật kim loại gây ra đều rất khó khắc phục.

* Chậu rửa chén Inox

- Ưu điểm: Đây là loại vật liệu dễ làm sạch và có độ bền cao.

- Nhược điểm: Đồ dùng nhà bếp làm bằng kim loại rất dễ gây ra những vết xước trên bồn rửa nhưng có thể khắc phục được. Ngoài ra, nếu nguồn nước gia đình bạn đang sử dụng là nước cứng, chậu rửa sẽ bị bám cặn vôi, xỉn màu trong quá trình sử dụng.

"Thép không gỉ (Inox) là một loại vật liệu cổ điển gần như không thể bị phá hủy. Tôi thường nói với khách hàng của mình rằng inox rất linh hoạt, hài hòa với mọi môi trường và phong cách nội thất", Flatley chia sẻ.

* Hợp chất đá granit

- Ưu điểm: Được làm từ đá granit và polyme, vật liệu này chống trầy xước và sứt mẻ, không lưu lại các vệt nước.

- Nhược điểm: Bồn rửa làm bằng hợp chất đá granit màu sáng có thể bị đổi màu và đòi hỏi phải có chế độ bảo trì đặc biệt.

* Bồn rửa bát đá nhân tạo

- Ưu điểm: Bồn rửa từ đá tự nhiên - đá phiến là lựa chọn phổ biến nhất - chính xác là có thể phù hợp với vật liệu quầy bếp, đem đến cái nhìn sang trọng.

- Nhược điểm: Đá tự nhiên có giá thành cao, rất tốn kém, dễ bị xước và lưu lại vệt nước, đòi hỏi phải có chất tẩy rửa chuyên dụng.


>> Tham khảo thêm về: Bồn rửa chén đá nhân tạo
 

crb007

Junior Member
Chia sẻ các bạn đọc một cách thông bồn rửa chén bị tắc hiệu quả, đơn giản và nhanh nhất từ trang Chauruabat. Phương pháp này còn rất an toàn, thân thiện với môi trường với những nguyên liệu có sẵn và khá hợp túi tiền. Dưới đây là phương pháp thông tắc chậu rửa chén cực kì hiệu quả để các bạn cùng tham khảo.


xu-ly-chau-rua-21-424x318.jpg



Vấn đề bồn rửa chén đá nhân tạo bị tắc có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên chúng ta thường sắm sẵn một vài loại dung dịch, với thành phần chính là hóa chất cực mạnh, để làm tiêu bất cứ chướng ngại nào trong đường cống. Nhưng như chúng ta đã biết, các dung dịch đó đều là rất độc hại, không có gì đảm bảo là không ảnh hưởng tới da tay khi sử dụng cũng như nếu để không kĩ, vô tình để các bé lấy phải mang ra ăn hay nghịch ngợm thì cũng rất nguy hiểm. Hoặc do lo sợ như trên nên khi mua về để sẵn trong nhà thì cất kỹ, và ghi giấu cẩn thận để khỏi lầm với các bình nước rửa khác. Đến khi có việc xảy ra thì thường là chúng ta quên mất, không biết mấy tháng trước – thậm chí vài năm trước – mình cất giấu chúng ở đâu. Mà chờ đến khi bị tắc, hay nước thoát chậm rồi mới rối lên đi tìm cách xử lý thì rất là đau đầu, cũng như khó chịu, bất tiện trong lúc sử dụng khi bồn bị tắc.


Để tránh những tình trạng không mong muốn đó, các bạn có thể tham khảo một cách thông bồn rửa bát đá nhân tạo bị tắc hiệu quả sau:


Công thức:


- Lấy 1 cup baking soda (Bicarbonate de Soude) (Công thức hóa học là NaHCO3), 1 cup muối, và ½ cup giấm trắng. (Nhìn chung thì tỉ lệ sẽ là 1 : 1 : 0,5).


- Hòa trộn 3 thứ đó với nhau, để tạo thành một thứ dung dịch "cây nhà lá vườn", rồi đổ xuống lỗ thoát nước trong bồn.


- Chờ khoảng 30 phút, rồi nấu một ấm nước sôi lớn dội thêm vào lỗ thoát nước trong bồn và lòng cống.


Các chất phế thải lưu trữ lâu đời trong đó sẽ rã mềm và tơi ra dưới tác dụng của dung dịch baking soda + muối + giấm trắng. Tiếp đó là luồng nước sôi rót xuống, mọi sự sẽ trôi đi tất tần tật, bảo đảm không còn "em" nào to gan trụ lại được để gây tắc nghẽn lưu thông nữa. Vậy là vấn đề của bạn đã được giải quyết nhanh chóng và dễ dàng


Cần phải nói thêm rằng, sẵn cây nhà lá vườn, thành phần trong công thức trên lại không có hạn sử dụng, luôn có sẵn nên lâu lâu bạn xả bồn một lần cho dù nó chưa tắc, để tránh những trường hợp nan giải cần nhiều công phu hơn. Bởi vì cái dung dịch tự chế này còn có một lợi ích phụ, đó là không làm hư hại đường cống, như những thứ hóa chất thương mại khác - Khi bạn đã đổ hóa chất thương mại xuống rồi, và cái chất ấy vẫn còn đọng trong nước cống, thì phải chờ cho tiêu hết, và đường cống sạch trơn mới có thể dùng lại được.
 
Top