Tiết kiệm cùng Tikop với lãi suất 6%/năm

Sỏi niệu quản và nguyên nhân khác nhau

Theo Người lao động, niệu quản là đường ống dẫn nước tiểu từ trên thận xuống dưới bàng quang. Niệu quản có chiều dài khoảng 25cm và đường kính lòng niệu quản từ 2-4mm tùy vị trí. Càng xuống dưới thấp thì niệu quản có đường kính càng nhỏ.
Sỏi niệu quản là sỏi nằm trong lòng niệu quản và gây cản trở dòng nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Do sự tắc nghẽn này mà thận bị ứ đọng nước tiểu và gây ra các biến chứng.
-12015-04-14-15-55-15.jpg

Sỏi có thể gặp ở bất cứ đoạn nào của niệu quản nhưng hay gặp nhất là 3 vị trí hẹp sinh lý của niệu quản: đoạn nối thận vào niệu quản, đoạn nối niệu quản vào bàng quang và đoạn niệu quản nằm phía trước động mạch chậu.
Hình dáng: sỏi thường có hình bầu dục hoặc hình trụ, bờ nhẵn hay xù xì như quả dâu, đường kính thay đổi từ vài mm đến trên 1cm.
Số lượng: thường là 1 viên, có khi 2 viên. Nếu nhiều viên xếp kế tiếp nhau thì tạo thành ‘chuỗi sỏi niệu quản’. Sỏi niệu quản 2 hai bên rất nguy hiểm, dễ dẫn tới vô niệu.
Sỏi niệu quản và sỏi thận có khác nhau?

Sỏi thận hình thành và khu trú tại thận. Sỏi niệu quản đa số là từ sỏi thận di chuyển xuống niệu quản (>80%). Một số ít các trường hợp sỏi niệu quản hình thành do sự bất thường bẩm sinh của đường tiết niệu.
Sỏi niệu quản thường có kích thước nhỏ, thường chỉ vài mm đến khoảng hơn 1cm, thường chỉ có 1 viên. Khác với sỏi thận thì thường rất to có khi đến 5-6cm, có thể chỉ có 1 viên hay có khi hàng chục viên rải rác trong thận.
Sỏi niệu quản tuy nhỏ nhưng gây suy giảm chức năng thận nhanh hơn gấp nhiều lần sỏi thận.
Tuy là rất nguy hiểm, nhưng sỏi niệu quản thường nhỏ nên có nhiều phương pháp điều trị đơn giản hơn, đa số có thể tán sỏi hay mổ lấy sỏi qua nội soi. Khác với sỏi thận, thường to hay nhiều viên thường phải mổ mở để lấy sỏi.
 
Top