Tiết kiệm cùng Tikop với lãi suất 6%/năm

Trị ho từ thiên nhiên cho trẻ hiệu quả

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm tuy là bệnh nhẹ nhưng nếu kéo dài sẽ khiến trẻ khó chịu, biếng ăn dẫn đến suy dinh dưỡng.


Nguyên nhân trẻ bị ho có đờm

- Hen suyễn là nguyên nhân hàng đầu bé bị khò khè khi ngủ nếu bé dưới 5 tuổi. Trẻ thường có tiền căn dị ứng như có cha mẹ hay ông bà bị suyễn, bản thân trẻ bị eczema (lác sữa), lúc nhỏ hay bị nổi mề đay từng đợt.
- Khoảng 30% trẻ dưới 2 tuổi ít nhất có một đợt khò khè, 40% ở trẻ 3 tuổi và 60% ở trẻ 6 tuổi.


Hình ảnh Trẻ sơ sinh bị ho có đờm: Cách chữa hiệu quả số 1
Trẻ sơ sinh bị ho có đờm phụ huynh nên theo dõi cẩn thận và không được tự ý dùng thuốc


- Ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thường gặp viêm tiểu phế quản, dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản.
- Ở trẻ dưới 1 tuổi khò khè kèm với thay đổi tư thế thường làm trẻ bị mềm sụn thanh quản hoặc có bất thường các mạch máu lớn, chèn ép vào vùng thanh quản gây chứng khò khè.


- Bé bị sốt, khò khè, ho, khó thở, nghe phổi có những tiếng bất thường ở phổi thường gặp trong bệnh cảnh viêm phổi.


- Bé ho, khàn tiếng cấp tính, khò khè, khó thở, thường xảy ra ban đêm ở trẻ bị viêm thanh phế quản cấp tính.Bé bị khó thở, khò khè sớm sau sinh, bú kém, nghe tim có tiếng thổi thường gặp ở trẻ có bệnh tim bẩm sinh.


- Viêm amiđan cấp tính đôi khi cũng làm bé bị khò khè có đờm.


- Với Bé từ 4 tháng tuổi đến 5 tuổi khò khè xảy ra đột ngột có nôn ói, sặc, tím tái trước đó phải tìm xem trẻ có bị dị vật đường thở hay không.



- Ngoài ra các bệnh xơ sợi bẩm sinh, bất thường sọ hầu bẩm sinh, khối u ở phổi cũng khiến bé bị khò khè khi ngủ.


Trẻ sơ sinh thở chủ yếu bằng mũi, trong khi kích thước lỗ mũi trẻ còn nhỏ và rất dễ bị tắc khi bị cảm, bị bệnh ho khan (làm trẻ thở nghe khụt khịt). Khi đó, có thể làm thông thoáng mũi trẻ với 2-3 giọt nước muối sinh lý nhỏ mũi, sau đó nghe lại. Trẻ bị nghẹt mũi sẽ thở êm hơn sau khi được làm thông thoáng mũi.


Cách chữa ho bằng thiên nhiên cho trẻ sơ sinh hiệu quả:
Cách 1: Cắt đôi quả quất, tách bỏ hạt cho vào bát cùng đường phen hoặc là mật ong, hấp cách thủy. Sau khi hấp chín thì lấy nước cho bé uống.


Cách 2: Cho lá hẹ cùng với đường phèn vài bát hấp cách thủy. Sau khi chín thì chắt lấy nước cho bé uống 2 lần trong ngày, mỗi ngày 2 – 3 thìa.

Đặc biệt, cha mẹ phải theo dõi sát sao biểu hiện bệnh của bé, để nhận biết trường hợp nặng hơn, còn đưa bé đi khám để điều trị kịp thời.


Không nên tự ý dùng thuốc, kể cả các loại thuốc kháng sinh, long đờm, kháng viêm,… vì có thể sẽ không đạt hiệu quả tốt mà có khi còn làm trẻ khò khè nhiều hơn, dẫn đến bệnh nặng hơn.
 
Top