Tiết kiệm cùng Tikop với lãi suất 6%/năm

Loay hoay tìm giải pháp

thainguyeninfo™

Senior Member
blank.gif
Thứ bảy, 30/10/2010, 07:39 GMT+7
3.gif
Sau 6 năm triển khai xã hội hóa xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải vẫn phải chôn lấp, không hợp vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường.​

Mặc dù đã xây dựng Khu xử lý chất thải tập trung tại xã Tóc Tiên (huyện Tân Thành) và ban hành nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, nhưng gần 6 năm trôi qua, Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn chưa có nhà máy xử lý rác sinh hoạt. Để giải quyết tình trạng này, Sở Tài nguyên và Môi trường phải đề xuất dùng tiền ngân sách để chôn lấp rác sinh hoạt. Đây là giải pháp tình thế, bởi việc chôn lấp rác thải tiềm ẩn những hậu quả ô nhiễm môi trường về sau.
Đánh giá thực trạng xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh thừa nhận việc tìm kiếm và lựa chọn công nghệ xử lý vẫn còn lúng túng: Chưa xác định được lộ trình chấm dứt việc chôn lấp rác thải sinh hoạt không hợp vệ sinh chuyển sang xử lý hợp vệ sinh; chưa lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực trong lĩnh vực này… Đó chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mỗi huyện, thị và ngay trong khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên được xây dựng quy mô vẫn tồn tại một bãi chôn lấp rác có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất lớn.
Để giải quyết vấn đề rác thải sinh hoạt, UBND tỉnh đã có chủ trương triển khai 3 dự án xử lý rác sinh hoạt: Nhà máy xử lý rác Tân Thành; Nhà máy xử lý, tái chế rác thải thành dầu Diesel và phân vi sinh tại xã Láng Dài (huyện Đất Đỏ) và Nhà máy xử lý chất thải sản xuất điện và nhiệt năng tại Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên. 3 dự án này đều sử dụng công nghệ của các nước tiên tiến trên thế giới như Pháp, Đức, Ý với tổng số vốn đầu tư lên đến gần 3.500 tỷ đồng. Xét về vốn, quy mô dự án và công nghệ xử lý, Bà Rịa-Vũng Tàu là địa phương có dự án xử lý rác “hoành tráng” nhất so với cả nước. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường, tình hình triển khai các dự án này rất chậm. Hiện tại, mỗi ngày trên địa bàn tỉnh vẫn có khoảng 1.000m3 rác được chôn lấp tạm, gây ô nhiễm cho các cụm dân cư sống gần bãi chôn lấp. Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức nhiều cuộc họp để bàn bạc, tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư để nhanh chóng đưa nhà máy vào hoạt động, nhưng chỉ nhận được lời hứa sẽ vận hành nhà máy trong năm 2011…
Tại cuộc họp với UBND tỉnh về thực trạng và giải pháp tổng thể xử lý chất thải hợp vệ sinh trên địa bàn tỉnh vừa tổ chức trong tháng 10-2010, ông Lê Văn Sâm, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường đề xuất: “Tình trạng chôn lấp không hợp vệ sinh gây tác động đến môi trường đang diễn ra hàng ngày, do đó việc đầu tư dự án chôn lấp rác sinh hoạt hợp vệ sinh là rất cần thiết”. Theo đề xuất này, sẽ dành 15ha đất tại khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên và gần 106 tỷ đồng (vốn từ ngân sách) để xây dựng một bãi chôn rác thải hợp vệ sinh. Dự án này sẽ do Công ty Môi trường (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) triển khai. Theo đó, bãi chôn rác sinh hoạt này sẽ thiết kế xây dựng 2 ô chôn lấp đào sâu 10m và chiều cao đổ rác là 18m. Đáy bãi rác có sử dụng vật liệu chống thấm, nước rỉ rác được thu hồi và xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường. Bãi chôn rác này sẽ đóng cửa sau khi các dự án đầu tư rác đầu tư theo hình thức xã hội hóa của tỉnh đi vào vận hành chính thức. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, đây cũng chỉ là một giải pháp tình thế. Về lâu dài sẽ khó bảo đảm vệ sinh môi trường, đồng thời gây tốn kém quỹ đất và dễ dẫn đến nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Bài ảnh: Quang Nguyễn


sư tầm :baobariavungtau.com
 
Top