Tiết kiệm cùng Tikop với lãi suất 6%/năm

Các quy định mới về sao y bản chính?

tuphapviet

Junior Member
[h=2]Ngày 16/2/ 2015, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 20/2015/TT-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều về việc cấp bản sao từ sổ gốc, sao y bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.[/h][h=3]Một số quy định mới trong chứng thực bản sao y, chữ ký, hợp đồng giao dịch[/h]Đối với những hồ sơ giấy tờ chứng thực được tiếp nhận sau 15 giờ mà cơ quan thực hiện chứng thực không thể giải quyết và trả kết quả trong ngày hoặc phải kéo dài thêm thời hạn giải quyết thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian, ngày tháng trả kết quả cho người đi làm yêu cầu chứng thực.Trong khi tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu chứng thực, người tiếp nhận hồ sơ và người đi làm yêu cầu chứng thực không được đặt thêm thủ tục, không được gây phiền hà, không được yêu cầu nộp thêm giấy tờ trái quy định.Khi sao chép, chụp bản chính để thực hiện sao y bản chính phải sao chụp đầy đủ các trang đã ghi thông tin của bản chính. Ví dụ: đối với Thủ tục sao y bản chính sổ hộ khẩu thì phải chụp đầy đủ cả trang bìa và tất cả các trang của sổ đã ghi thông tin liên quan đến các thành viên có tên trong sổ hộ khẩu.[h=3]Một số giấy tờ được hợp pháp hóa lãnh sự[/h]Thông tư nêu rõ các giấy tờ tùy thân do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tại nước ngoài cấp cho các cá nhân như: hộ chiếu (visa), thẻ căn cước hoặc các giấy tờ khác như thẻ thường trú, thẻ cư trú, giấy phép lái xe, bằng tốt nghiệp các cấp, chứng chỉ và bảng điểm đi kèm theo bằng tốt nghiệp, chứng chỉ thì không phải hợp pháp hóa lãnh sự khi chứng thực bản sao y từ bản chính. Với các trường hợp yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch trên bản dịch các giấy tờ này thì cũng không phải hợp pháp hóa lãnh sự.Khi đi yêu cầu Dịch vụ tư pháp chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài, nếu người có thẩm quyền thực hiện chứng thực không hiểu được rõ nội dung của giấy tờ, văn bản thì có quyền yêu cầu người đi yêu cầu chứng thực nộp kèm theo cả bản dịch ra tiếng Việt các nội dung của giấy tờ, văn bản đó. Với bản dịch giấy tờ, văn bản này không cần phải công chứng hoặc chứng thực chữ ký người dịch; người đi yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch.Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10/4/2015 và thay thế Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25-8-2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 79/2007/NĐ-CP về việc cấp bản sao y từ sổ gốc, chứng thực bản sao y từ bản chính, chứng thực chữ ký.
 
Top