Tiết kiệm cùng Tikop với lãi suất 6%/năm

Nhận biết xe đạp địa hình

Khung xe đạp địa hình

Khung xe đạp được coi là bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên chiếc xe . Khung xe đạp địa hình được thiết kế làm hai loại chính đó là khung xe không có giảm xóc ở dưới yên xe và một loại có giảm xóc ở phần giữa khung.
Khung xe địa hình được làm từ các thanh có thiết diện to, chắc chắn để chống sự va đập mạnh, chống cộng hưởng rung lắc khi chạy trên những cung đường ghồ ghề.

xe-dap-dia-hinh-SAVA-power-680.1-1.jpg
Xe đạp địa hình sava khng carbon
Phần khung xe đạp của xe đạp địa hình hiện nay được làm từ bốn loại vật liệu khác nhau đó là thép, nhôm, carbon và Titan.
Xem thêm: http://dailyxedap.vn/2018/04/21/nhan-biet-xe-dap-dia-hinh-thong-qua-cac-bo-phan-cua-xe/
Hệ thống giảm xóc

Một chiếc xe đạp địa hình bất kể là của Nhật, Đức hay Đài Loan sản xuất thì cũng cần được trang bị hệ thống giảm xóc trước hoặc sau hay còn gọi là phuộc
Trên thị trường hiện nay, phuộc xe địa hình cũng được thiết kế hai loại: một dòng MTB chỉ có phuộc trước và một loại có cả phuộc trước lẫn phuộc sau.
  • Loại xe một phuộc hay còn được gọi là dòng xe đuôi cứng. Xe một phuộc trước này chỉ thích hợp với các con đường không quá hiểm trở, địa hình ít ghồ ghề.
  • Xe đạp địa hình hai phuộc có khối lượng tương đối lớn, giá thành cao hơn so với xe 1 phuộc. Tuy nhiên, dòng này có thể giúp người lái chinh phục được các con đường khó khăn hơn nhiều, đặc biệt là những đường địa hình như đồi núi đặc biệt hiểm trở.
Bộ truyền động

Bộ truyền động của xe đạp địa hình được thiết kế tối đa ba đĩa, nhiều tầng líp và được cơ cấu chuyển đổi líp, đĩa bằng cơ hoặc bằng điện tử ( gạt đĩa, gạt líp ) giúp người điều khiển thay đổi vận tốc phù hợp với cung đường đang đi.
Bộ truyền động sử dụng cho dòng này được các hãng chuyên sản xuất phụ tùng phân theo từng phân khúc riêng của xe. Chất lượng của bộ truyền động tương xứng với giá thành cũng như cấu hình của 1 chiếc xe.

Bánh xe

Hiện nay, bánh xe đạp địa hình được thiết kế chủ yếu ở ba loại kích thước đó là 24″, 26″, 27.5″ và 29″. Kích thước bánh MTB phổ biến nhất tại Việt Nam đó là kích cỡ 26″ vì kích thước này phù hợp với vóc dáng đa số người dùng Việt.
Ngoài phần kích cỡ vành xe, lốp xe cũng là điểm nhận biết dòng xe đạp địa hình rõ nhất. Lốp xe đạp địa hình thường to hơn xe đạp đua và có nhiều gai giúp tăng độ bám với mặt đường.
Xem thêm: địa chỉ bán xe đạp thể thao
 
Top